Những cây thuốc nam điều trị đi cầu ra máu tươi

Liên phòng Những cây thuốc nam điều trị đi cầu ra máu tươi

Đi cầu ra máu tươi – căn bệnh đường ruột nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác rất nguy hiểm như trĩ, lòi dom, ung thư đại tràng… Vậy bạn đã biết cách phòng, điều trị căn bệnh này bằng phương pháp dân gian và đặc biệt là biết những cây thuốc nam điều trị đi cầu ra máu tươi chưa ?

Những cây thuốc nam điều trị đi cầu ra máu tươi

1. Cây huyết dụ

Không phải tự nhiên mà người xưa đặt cho cái tên huyết dụ – tức cầm máu, huyết = máu. Huyết dụ là một trong những vị thuốc có tác dụng cầm máu nổi tiếng trong y học cổ truyền. Rất nhiều bài thuốc sử dụng cây huyết dụ làm thuốc cầm máu, điều trị rong huyết như: điều trị đi cầu ra máu tươi, rong kinh, tiểu ra máu, chảy máu cam….

Cây huyết dụ điều trị đi cầu ra máu rất hiệu quả, cách dùng đơn giản nhất nếu nhà bạn có cây huyết dụ đó là lấy một nắm cây tươi khoảng 30g, rửa sạch, sắc ngay lấy 1 ấm để uống trong ngày.

Cây huyết dụ cây thuốc nam điều trị đi cầu ra máu tươi
Cây huyết dụ

Để hiệu quả hơn, dùng kết hợp các vị:

  • Huyết dụ 15g
  • Nhọ nồi (cỏ mực) 10g
  • Rau má 10g
  • Tất cả là thuốc khô, đem rửa sạch, sắc lấy khoảng 600ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sẽ giúp bạn cầm được ngay tình trạng đi cầu ra máu tươi.

2. Cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi loại cỏ mọc hoang, khi hái cây tươi về thì nhựa cây chảy ra đen kịt như bị dính phải nhọ nồi vậy. Loại cỏ có tính hàn (lạnh, mát) được sử dụng rất phổ biến ở các vùng quê, làm thuốc điều trị kiết kỵ, cầm máu. Và đặc biệt, như đã giới thiệu ở trên, cỏ nhọ nồi dùng kết hợp cay huyết dụ có công dụng điều trị đại tiện ra máu (đi cầu ra máu) rất hiệu quả.

Cách này, bạn có thể dùng tươi hay dùng khô đều có hiệu quả tốt (Quan trọng nhất là cây thuốc khổ phải sạch, không mốc, không có mùi lạ). Nếu nhà bạn ở các vùng quê, có thể tự hái lấy cây tươi sử dụng, cỏ nhọ nồi thường mọc ở ven ruộng, ven đường đi, cây có ở khắp nơi, nếu để ý bạn có thể dễ dàng bắt gặp.

Cây nhọ nồi, cây cỏ mực
Cây nhọ nồi tươi

Cách dùng: Huyết dụ khô 15g, Nhọ nồi khô (cỏ mực) 10g, Rau má khô 10g sắc lấy nước uống trong ngày.

Dùng cây tươi: Lấy khoảng 1 năm cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã nát vắ lấy nước, thêm chút đường và nước sôi để nguội uống trong ngày. Riêng bã nhọ nồi đắp vào hậu môn. kết hợp cả 2 phương pháp sẽ có hiệu quả tốt.

3. Bạch chỉ

Không giống như nhọ nồi, huyết dụ có thể thu hái ngoài tự nhiên; bạch chỉ là một vị thuốc bắc tuy nhiên vị thuốc này rất thông dụng, bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc bắc đều có.

Củ bạch chỉ có vị hơi cay, tính ôn (ấm tức hơi nóng) được sử dụng rất thông dụng trong đông y với nhiều công dụng khá nhau. Một trong những công dụng đáng chú ý của bạch chỉ đó là khả năng cầm máu, điều trị chứng bệnh đại tiện ra máu.

Cách dùng: Bạch chri khô khoảng 8 -10g, rửa thật sạch, sắc lấy khoảng 600ml nước, chìa làm khoảng 3-4 lần để uống trong ngày.

Củ bạch chỉ vị thuốc điều trị đại tiện ra máu
Củ bạch chỉ vị thuốc điều trị đại tiện ra máu

4. Liên phòng (gương sen đã tách hạt)

Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – liên phòng (hay phần đài giữ hạt của bông sen còn gọi là gương sen đã lấy hạt phơi khô, thường bị vứt bỏ mỗi khi lấy hạt) lại có thể dùng làm thuốc đó bạn nhé.

Y học cổ truyền coi liên phòng có vị hơi đắng và chát, tính ôn (ấm) có công dụng nổi bật là cầm máu, thường dùng làm thuốc điều trị các chứng bệnh như: Đi cầu ra máu tươi, đi tiểu ra máu rất hay.

Liên phòng khô
Liên phòng khô

Cách dùng cũng vô cùng đơn giản

  • Lấy khoảng 20g – 25g liên phòng khô, rửa sạch sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 2 bát nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Người bệnh nên kiên trì dùng trong khoảng 2 ngày.

Đây là một vị thuốc dễ kiếm, dễ tìm, rất thông dụng. Đặc biệt là vào mùa hè ở các cùng chiêm chũng, bạn có thể tìm mua hoặc xin được ở các ao hồ có trồng sen, đem về phơi khô và sử dụng khi cần.

5. Hoa hòe

Cây hoa hòe cũng là một trong những loại cây thông dụng ở nước ta, không chỉ cho bóng mát hoa của cây hòe còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích như: hạ huyết áp, tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa tai biến và đặc biệt là công dụng cầm máu, điều trị một số bệnh xuất huyết mà chúng ta đang đề cập đến ở bài viết này.

Hoa hòe cầm máu rất hay, mình đã từng pha trà hoa hòe cho đứa em mắc chứng đại tiện ra máu tươi và nhận thấy rằng hoa hòe có công dụng cầm máu, điều trị đại tiện ra máu tươi rất hay. Chỉ cần dùng khoảng 2 đến 3 ấm trà hoa hòe là người bệnh đã có thể cắt được tình trạng đi cầu ra máu tươi rồi.

Hoa hòe vị thuốc cầm máu trị đại tiện ra máu tươi
Hoa hòe tươi

Cách dùng của mình rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 1 ấm pha trà cỡ lớn, 1 phích nước đun sôi
  • Thực hiên:
    • Lấy khoảng 25g – 30g hoa hòe khô (Chọn loại hoa hòe màu vàng đậm, có mùi thơm và không bị đen), tráng một lần qua nước sôi như tráng chè
    • Chế thêm khoảng 700ml nước sôi vào ấm, đậy nắp rồi ủ trong khoảng 15 phút
    • Chắt lấy nước thuốc ra uống làm nhiều lần trong ngày.
  • Chịu khó kiên trì uống khoảng 1-2 ngày đầu là có hiệu quả ngay. Trà hoa hòe rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể pha như trà uống hàng ngày để ổn định huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Tóm lại, kinh nghiệm dân gian có khá nhiều cây thuốc vị thuốc có tác dụng điều trị đại tiện ra máu nhưng thông dụng, phổ biến nhất vẫn là các vị thuốc: Huyết dụ, cỏ mực, hoa hòe, liên phòng, bạch chỉ. Nếu gặp phải tình trang đại tiện ra máu bạn có thể tham khảo các vị thuốc trên, đó cũng là một nguồn tư liệu bổ ích giúp chúng ta điều trị một số căn bệnh thường gặp trong cuộc sống./.

Nguồn tham khảo:
Bài viết có tham khảo Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện