Nguyên liệu nấu nước sâm không cần bí đao

Nguyên liệu nấu nước sâm không cần bí đao

Thường thì nấu nước sâm phải có bí đao, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng mua được bí đao già để nấu. Hơn nữa, muốn nấu nước sâm bí đao ngon thì phải phơi khô bí đao, vì vậy, nhiều chị em ở thành thị cảm thấy khó khăn khi nấu loại thức uống này.

Thật ra thì nguyên liệu nấu nước sâm được bán rộng rãi trên mạng với nhiều công thức khác nhau.

Tuy nhiên, qua quá trình trải nghiệm của mình thì chúng có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Rất thơm ngon, dễ uống.
  • Giá cả phù hợp.
  • Nấu ra nước sâm màu rất đậm nên nếu pha loãng để bán thì có lời hơn.

Nhược điểm:

  • Có một số công thức hơi cầu kỳ, khó nấu và giá cũng hơi cao.
  • Một số công thức có dùng rong biển, tuy nhiên, khi dùng quá nhiều thì sau khi uống nước sâm, cơ thể sẽ tích nước, sáng hôm sau con mắt thường sưng húp lên (sau 1 ngày là khỏi).
  • Thường thì các thang nguyên liệu nấu nước sâm đều có cục đen đen là cục cao atiso, giúp thanh lọc cơ thể và tạo ra màu đen cho nước sâm. Tuy nhiên, theo cảm nhận của mình thì cục cao này tạo cảm giác nước sâm không được mát cho lắm (đây chỉ là cảm quan cá nhân).

Nguyên liệu nấu nước sâm chỉ với 4 thành phần

Để các chị em có thể nấu nước sâm dễ dàng, tiết kiệm tiền, nhanh chóng và ít tốn gas hơn thì mình xin giới thiệu công thức sau đây.

Nguyên liệu nấu nước sâm đơn giản
Nguyên liệu nấu nước sâm đơn giản của mình

Đây là công thức mà sau khi uống xong, mình cảm giác cơ thể thanh mát rõ rệt, rất đằm và dưỡng cơ thể tốt hơn.

Công thức chỉ gồm 4 thành phần:

1. Lá dứa khô (1 nắm): giúp hạ đường huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần.

2. Cúc hoa (1 muỗng, loại cúc vàng): giúp mát gan, sáng mắt, hạ huyết áp, thanh phong khử nhiệt.

3. La hán quả (1 trái rưỡi – 2 trái): giúp mát máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, thông phổi, thư giãn ruột, thư giãn gân cốt.

4. Thục địa (20 g): dưỡng thận âm, bổ máu huyết, bổ tinh khí, bổ gan, điều trị tiểu đường, hen suyễn.

Điểm đặc biệt của bài thuốc này là có sự kết hợp của cặp đôi thục địa – cúc hoa, trước là giải độc và làm mát cơ thể, sau là làm đẹp da, chậm lão hóa.

Vì vậy, những người hay nóng nảy, giận dữ, hay nóng gan nổi mụn… thì dùng cặp đôi này là tốt nhất. Cơ thể mát lại thì sẽ dễ chịu và ít nổi giận.

Bạn biết đấy, trong công thức này, thục địa giúp dưỡng âm, giúp cho mọi người dịu dàng, bớt nóng nhiệt, bốc hỏa. Ngoài ra, nó còn giúp dưỡng thận âm nên hỗ trợ tốt cho những người râu tóc bạc sớm.

Tuy nhiên, có một lưu ý là bạn không được nấu trong nồi bằng đồng hoặc sắt vì thục địa kỵ 2 chất này (uống vào tóc sẽ bạc thêm).

Liều lượng: Mỗi tuần chỉ uống 3 lần trở lại, mỗi lần không quá 1 ly đã pha cùng nước đá.

Nguyên liệu nấu nước sâm đơn giản
Nấu nước sâm giải nhiệt tại nhà rất đơn giản

Cách nấu nước sâm

Bước 1: Bẻ nhỏ la hán quả ra (bóp rồi bẻ nát càng tốt, dùng cả vỏ và ruột luôn nhé). Với thục địa thì bạn xắt nhỏ ra, xắt càng nhỏ càng tốt.

Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ 2 lít nước vào, nấu cho sôi rồi đợi thêm 15 phút nữa thì chắt nước ấy ra. Sau đó, bạn đổ thêm 1 lít nước vào, tiếp tục nấu và để sôi 15 phút thì tắt, để nước trong nồi tự nguội.

Bước 3: Trộn 2 lần nước lại và cho vào ca/ ly/ chai/ bình đựng…, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Lưu ý: Với cách nấu này thì nước sâm sẽ rất đậm đặc. Vì vậy, mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ (khoảng 1/ 4 ly, tương đương với mức nước cà phê mà chúng ta hay pha). Sau đó, bạn cho thêm nước đá vào, cho thêm một chút nước cho loãng bớt rồi uống. Hoặc sau khi trộn 2 lần nước lại, bạn đổ thêm nước vào cho nước sâm loãng hơn, sau đó thêm đường (nếu thích). Riêng với người bị tiểu đường thì không nên thêm đường nhé (nếu muốn uống ngọt thì nên dùng đường cỏ ngọt dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường).

Nhìn chung, nước sâm này có vị ngọt nhẹ nên bạn không cần nêm đường cũng được.

Tác hại của nước sâm khi uống sai cách

Nước sâm giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát máu, hạ huyết áp và hạ đường huyết. Vì vậy, mỗi tuần, bạn chỉ nên uống 2 hoặc 3 lần là đủ để thanh lọc cơ thể, không được uống liên tục ngày qua ngày vì sẽ gây mất cân bằng âm dương, dễ dẫn đến các tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, các loại nước sâm, nước mát nói chung cũng không hợp với các đối tượng sau đây:

  • Không hợp với phụ nữ mang thai.
  • Không hợp với những người tụt đường huyết, tụt huyết áp, lạnh tay chân, cơ địa hư hàn, hay tiêu chảy, lạnh bụng… (vì thành phần của nó thiên về tính hàn, mát).

Riêng với những người đường huyết thấp nhưng vẫn muốn uống thì nên thêm đường vào và mỗi ngày chỉ uống một lượng nhỏ (1/ 4 ly là được nhé).

Công thức nấu nước sâm mua ở đâu?

Hiện tại thì chúng tôi có bán các nguyên liệu nấu nước sâm cũng như các vị thuốc cổ truyền khác. Bạn có nhu cầu mua thì liên hệ chúng tôi qua số điện thoại dưới đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện