Người ăn chay có bị thiếu vitamin B12 không? Sự thật là gì?

Vitamin B12

Hiện nay, nhiều người ăn chay sợ thiếu vitamin B12 vì nghe nói rằng vitamin B12 chỉ có trong thịt động vật. Đây là thông tin sai sự thật vì trên thực tế, sữa chua và nhiều loại thực vật khác cũng có vitamin B12, ví dụ như cải bó xôi, củ dền, đậu gà, nấm hương, rong biển… Thông tin này đã được công bố trên báo Lao Động (1).

Vì vậy, nếu bạn là người ăn chay thì bạn không cần quá lo lắng về việc thiếu vitamin B12, bởi vì những người ăn mặn cũng có thể thiếu vitamin B12 bởi những lý do sau:

Thứ nhất, theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương thì sau khi vào cơ thể, vitamin B12 không được hấp thu ở dạ dày mà phải đi  đến cuối ruột non (gần tới ruột già) mới hấp thu. Hơn nữa, vitamin B12 không được hấp thụ một mình. Nó phải kết hợp với IF (chất tiết ra từ dạ dày) thì cơ thể mới hấp thu được.

Dạ dày

Vì vậy, những người dạ dày yếu (bao tử yếu) hoặc đang mắc các bệnh về dạ dày thì sẽ có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 (do cơ thể không hấp thu được).

Thứ hai, những người hay uống rượu bia, hay hút thuốc lá… thì cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 (vì các chất có trong rượu bia, thuốc lá… làm cho vitamin B12 bị biến chất).

Thứ ba, người bị nhiễm giun sán, người già, người bị rối loạn tiêu hóa, người phẫu thuật bao tử và trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ bị rối loạn tiêu hóa… cũng khó hấp thu vitamin B12.

Thứ tư, một số loại thuốc điều trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật… cũng có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12.

Vì vậy, không phải ăn chay là sẽ thiếu vitamin B12 mà người ăn mặn cũng có thể thiếu nếu cơ thể họ hấp thu kém vitamin B12.

Thông tin thêm

Thật ra, việc xem xét nhu cầu vitamin và khoáng chất hàng ngày chỉ mang tính tham khảo, bởi vì bạn không thể ngồi đó cân đo từng món ăn rồi tính tổng calo, tổng từng loại khoáng chất, từng loại vitamin.

Diêm mạch đổi khẩu vị cho bữa ăn

Việc đó rất máy móc, bởi vì nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau. Hơn nữa, ở cơ thể mỗi người thì từng giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau.

Vì vậy, nếu bạn tính toán và sắp xếp kỹ lưỡng từng menu cho từng ngày thì sẽ có vấn đề xảy ra. Ngày hôm đó, bạn sẽ thấy ngán menu đó và thèm các món không có trong menu đó. Khi đó, nếu bạn ăn đúng thành phần thực đơn đã chuẩn bị thì bạn sẽ không thấy ngon và hiệu quả tiêu hóa sẽ không cao. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn sẽ không thể hấp thụ đúng lượng dưỡng chất mà bạn cần.

Mặt khác, giá trị dinh dưỡng mà các nhà nghiên cứu cung cấp cho bạn chỉ là tham thảo. Củ cà rốt mà nhà nghiên cứu ấy dùng để làm thí nghiệm sẽ có giá trị dinh dưỡng khác với củ cà rốt mà bạn đang ăn. Không phải chúng ta vẫn nói củ sâm trên rừng khác củ sâm trong vườn, trái cây chợ khác trái cây nhà sao!

Vì vậy, đối với chế độ ăn hàng ngày, nếu bạn không bị bệnh và được tự do chọn món ăn thì hãy chọn những món lành mạnh mà bạn yêu thích, điển hình là các loại rau củ quả. Theo bác sĩ Wuyn Tran, nếu bạn ăn đa dạng các loại rau củ quả, bạn sẽ không lo vấn đề thiếu chất.

Sadhguru cũng nói: nếu bạn giữ cho cơ thể bạn có sự tinh tế nhất định thì nó sẽ nói cho bạn biết nó cần gì.

Cơ thể này rất hay! Nếu bạn giữ cho nó tinh tế thì khi bạn thiếu chất gì, nó sẽ khiến bạn thèm món ăn có chất đó!

Hiển nhiên, cách ăn này không dành cho những người đang bị bệnh, bởi vì người tiểu đường thì hay thèm đường, người béo phì thì hay thèm ăn cái này cái kia… Những trường hợp này thì cơ thể như một bộ máy đã bị lỗi, vì vậy, chúng ta cần khắc phục lỗi ấy (bằng cách ăn nhiều rau xanh để hạ đường huyết, hạ mỡ máu…), sau đó mới ăn theo cách “lắng nghe cơ thể”.

Rau quả xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Rau quả xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp hạ đường huyết

Vậy, vitamin B12 có tác dụng gì?

Được biết, vitamin B12 là chất cần thiết cho nhiều hoạt động quan trọng của tế bào như:

  • Tham gia vào phản ứng tái tạo tế bào.
  • Giúp sản sinh hồng huyết cầu (làm cho máu có màu đỏ), giúp tủy xương có phản ứng để hồng cầu được tái tạo.
  • Tham gia vào quá trình tái tạo tế bào thần kinh.

Vì vậy, những người thiếu vitamin B12 sẽ có các biểu hiện như:

  • Thiếu máu (thiếu hồng huyết cầu) và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến người bệnh khó tập trung, làm việc kém hiệu quả (do thiếu máu), vàng vọt xanh xao…
  • Ảnh hưởng đến hệ huyết học, dễ bị nhiễm trùng, dễ thoái hóa tế bào thần kinh, dễ bị Alzheimer, dễ xảy ra các biến cố về tim mạch…

Nhìn chung, việc điều trị bệnh thiếu vitamin B12 cần được thực hiện bởi bác sĩ (dựa theo nguyên nhân mà điều trị). Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình thiếu vitamin B12 thì nên đi khám bệnh, không nên tự tiện uống bổ sung vì nếu lạm dụng sẽ dẫn đến thừa vitamin B12 (cũng sẽ gây ra các bệnh khác).

Thường thì các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà cho dùng viên uống bổ sung hoặc biện pháp tiêm bổ sung (2).

  1. Những thực phẩm nhiều vitamin B12, https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/6-thuc-pham-giau-b12-danh-cho-nguoi-an-chay-976125.ldo, ngày truy cập: 30/ 12/ 2022[]
  2. Vitamin B12 có trong thực phẩm nào?, https://www.youtube.com/watch?v=b4oYGNOyVfs, ngày truy cập: 30/ 12/ 2022[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện