Những nghiên cứu nổi bật về cây an xoa tại Việt Nam

Nghiên cứu về cây an xoa

Nói về cây an xoa phải nói đến hiệu quả điều trị các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan. Theo kinh nghiệm dân gian cây an xoa điều trị bệnh gan rất hay, tuy vậy đó đều là những kinh nghiệm truyền miệng chưa có tính thuyết phục. Vậy đã có công trình nghiên cứu về cây an xoa nào chưa, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé.

Các công trình nghiên cứu về cây an xoa

1. Hoạt động gây độc tế bào ung thư của phần trên mặt đất cây an xoa

Cây an xoa là một loại thảo dược dân gian được sử dụng dùng làm thuốc phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia…

Để đánh giá về hiệu quả gây độc đối với các dòng tế bào ung thư trên người của cây an xoa Helicteres hirsuta Lour, một nghiên cứu đã được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học tại Viện Khoa học dược phẩm, Đại học Graz, Áo và Bộ môn Dược học Cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Các hợp chất được phân tách từ cây an xoa đã được thử nghiệm với 4 dòng tế bào ung thư ở người. Kết quả cho thấy có 2 hợp chất thể hiện rõ hiệu quả gây độc đối với 2 dòng tế bào ung thư ở người đó là: bệnh bạch cầu và ung thư ruột kết (1).

Nghiên cứu về cây an xoa
Nghiên cứu về cây an xoa

2. Hoạt động gây độc tế bào ung thư của cây an xoa lấy mẫu tại Việt Nam

Một nghiên cứu tại Khoa hóa, Đại học sư phạm Hà Nội đã tiến hành phân lập và xác định được 12 hợp chất trong cây na xoa tại Việt Nam. Trong đó có 8 hợp chất được thử nghiệm với 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm:

  1. Ung thư cổ tử cung Hela
  2. Ung thư gan HepG2
  3. Ung thư phổi SK-LU-1
  4. Ung thư dạ dày AGS
  5. Ung thư da SK-MEL-2

Kết quả: Trong 8 hợp chất được thử nghiệm, nghiên cứu đã xác định có tới 4 hợp chất có hoạt động gây độc trung bình với 5 dòng tế bào ung thư. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên và bài bản nhất về cây an xoa được công bố (2).

3. Hoạt động kháng ung thư tụy mạnh mẽ của cây an xoa

Một nghiên cứu kỹ lưỡng khác về cây an xoa đã được thực hiện bởi hai trường đại học lớn tại Úc và Việt Nam đó là Trường Khoa học Môi trường và Đời sống, Đại học Newcastle, Úc và Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam nhằm đánh giá khả năng kháng ung thư tuyến tụy của cây an xoa.

Thông qua các thử nghiệm nghiên cứu đã xác định được hoạt động kháng ung thư tụy rất mạnh mẽ của các hợp chất được phân lập từ cây an xoa. Có thể nói ngoài khả năng gây độc với 5 dòng tế bào ung thư ở mức trung bình, nghiên cứu này đã xác định thêm hoạt động gây độc dòng tế bào ung thư tụy. Chứng tỏ rằng kinh nghiệm dân gian sử dụng cây an xoa làm thuốc của nhân dân ta là có cơ sở (3).

Điều đáng mừng hơn nữa đó là cây an xoa mọc và phân bố rất phổ biến ở nước ta, hầu như khắp các địa phương từ bắc trí nam đều có thấy loại cây thảo dược này. Do vậy việc khai thác sử dụng cây an xoa làm thuốc rất thuận lợi.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, cây an xoa dễ bị nhầm lẫn trong tự nhiên, bởi có một số loại cây có hình dáng gần tương tự như cây an xoa, để biết thông tin chi tiết cách phân biệt, mời bạn tham khảo thêm tại đây: Cách phân biệt cây an xoa thật giả tránh nhầm cây dại khác

Nguồn tham khảo
  1. Triterpenoidal and Phenolic Compounds Isolated from the Aerial Parts of Helicteres hirsuta and their Cytotoxicity on Several Cancer Cell Lines , https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/1934578X1901400103, ngày truy cập 25/02/2021.
  2. Cytotoxic constituents from Helicteres hirsuta collected in Vietnam, https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14786419.2018.1490907, ngày truy cập 28/02/2021.
  3. In vitro anti-pancreatic cancer activity of HPLC-derived fractions from Helicteres hirsuta Lour. stem, https://link.springer.com/article/10.1007/s11033-019-05180-0, ngày truy cập 28/02/2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện