Nấm hầu thủ có tác dụng gì, cách dùng như thế nào?

Nói đến nấm là nói đến một thế giới phong phú và đa dạng không kém gì giới thực vật. Hằng ngày, bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều loại nấm khác nhau mặc dù đa phần chúng ta không biết tên của nó.

Nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng rất dễ ăn, tuy nhiên, không phải nấm nào cũng ăn được. Nếu không phải là người giàu kinh nghiệm và kiến thức về nấm thì bạn chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, không nên tự ý hái các loại nấm mọc tự nhiên để ăn vì có thể sẽ hái phải những loại nấm có độc tố (hay thậm chí các loại nấm ăn được nhưng được mọc ở những nơi bị nhiễm độc như những vùng ô nhiễm thì cũng có khả năng gây ngộ độc khi ăn).

Hiện nay, bên cạnh nhiều loại nấm đã rất quen thuộc như nấm rơm, nấm tai mèo, nấm đông cô,.. thì rất nhiều loại nấm mới cũng được nghiên cứu và nuôi trồng thành công như nấm hoàng kim, nấm hồng ngọc, nấm chân dài, nấm hoàng đế, nấm kim châm… Trong đó, có một loại nấm vừa có thể dùng làm thực phẩm vừa được xem là nấm dược liệu, đó là nấm hầu thủ. Ở nhiều nơi, loại nấm này đã không còn quá xa lạ và đã được dùng như một loại dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh.

Nấm hầu thủ (đầu khỉ) có tác dụng gì
Nấm hầu thủ

Sơ lược về nấm hầu thủ

Ở nước ta, ngoài cái tên là hầu thủ thì loại nấm này còn có các tên gọi khác như nấm lông nhím, nấm bờm sư tử. Trong thiên nhiên nấm hầu thủ thường mọc trên các thân cây bị mục nát tại những vùng có khí hậu mát mẻ. Hiện nay, nấm hầu thủ đã được nuôi trồng nông nghiệp bằng nguyên liệu là mùn cưa hoặc rơm.

Về hình dạng, nấm hầu thủ có hình dạng rất độc đáo, nhìn từ xa khi nấm còn nhỏ trông cứ như một cục bông trắng muốt vậy. Tuy nhiên, khi đến gần, bạn sẽ thấy rõ những sợi tua nấm dài và rủ xuống, tuy kích thước không đều nhau nhưng các sợi tua này lại rất gọn gàng và mướt mắt. Vâng, chúng đã được “chải chuốt” bởi bàn tay thần kỳ của mẹ thiên nhiên.

Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ

Nấm hầu thủ khi còn nhỏ có một màu trắng muốt trông nhẹ nhàng tựa một đám mây bị mắc lại trên thân cây. Đến lúc trưởng thành hoặc khi độ ẩm không khí quá cao hoặc thừa nước thì chúng sẽ ngả vàng nhạt và dần chuyển sang màu vàng đậm khi chúng già đi. Ở giai đoạn nấm đã già đi, khi bạn nhìn vào sẽ dễ hiểu vì sao nó có cái tên là đầu khỉ hay bờm sư tử.

Nấm hầu thủ tươi sau khi chế biến sẽ có vị ngọt thanh và mùi thơm nhẹ đặc trưng. Nếu cảm nhận kỹ hơn chút nữa, bạn sẽ thấy thêm vị nhẫn rất nhẹ nhưng bùi và ngậy. Nếu bạn mua được nấm khô thì vị sẽ hơi khác một tí, nấm hầu thủ khô sẽ có vị nhẫn đắng hơn nấm tươi nhưng hậu ngọt giống như một số loại trà, đó là do sự chuyển hóa một vài hợp chất trong quá trình nấm được làm khô.

Nấm hầu thủ có tác dụng gì?

1. Nấm hầu thủ rất tốt cho dạ dày

Do cuộc sống ngày một vội vã nên hiện nay, đau dạ dày đã trở thành một căn bệnh vô cùng phổ biến. Dù không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có khả năng chuyển biến xấu đi và có thể dẫn đến ung thư. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, có rất nhiều loại thực phẩm có thế hỗ trợ rất tốt cho các vấn đề dạ dày như nghệ, quả sung và nấm hầu thủ. Sở dĩ có được công dụng này là do trong nấm hầu thủ có chứa các hợp chất có tác dụng rất tốt đối với các vết loét.

Bên cạnh đó, các hợp chất sinh học có trong nấm hầu thủ còn có thể tiêu diệt các vi khuẩn HP đang ẩn náu trong dạ dày, đồng thời khắc phục các vấn đề như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, hợp chất polysaccharide còn có tác dụng chống di căn các tế bào ung thư dạ dày nữa đấy.

2. Nấm hầu thủ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nấm hầu thủ có tác dụng tăng cường trí nhớ, cải thiện chứng mất trí nhớ do tuổi tác, cải thiện phản xạ trí não do có chứa hericenones và erinacines, đây là những hợp chất có tác dụng phục hồi sự thoái hóa thần kinh. Đồng thời, nấm hầu thủ cũng có tác dụng tích cực đối với các vấn đề stress, trầm cảm và có hiệu quả tốt trong điều trị Alzheimer hoặc Pakinson.

3. Nấm hầu thủ có khả năng phòng chống loãng xương

Theo nghiên cứu, nấm hầu thủ chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất trong đó B1 và B2 chiếm hàm lượng cao, đặc biệt Pro vitamin D có trong nấm hầu thủ tươi khi được làm khô có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2, chuyển hóa Canxi giúp phòng ngừa bệnh loãng xương.

Ngoài ra, nhiều tài liệu khác cũng ghi nhận rất nhiều công dụng khác của nấm hầu thủ như phòng chống ung thư, tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng mất ngủ, bồi bổ cơ thể… (1).

Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng nấm hầu thủ tươi để chế biến thành các món ăn như canh, kho, xào, lẩu, chiên,… bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Đối với nấm khô thì bạn cắt lát mỏng rồi đem nấu lấy nước hoặc hãm như hãm trà để uống hàng ngày. Liều dùng thì mỗi ngày bạn dùng 5 g nấm khô là được.

    Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Tùy từng loại bệnh mà bạn gặp phải mà có thể dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết nấm đầu khỉ giúp kích thích mọc tóc và giảm mụn trứng cá trên trang web của chúng tôi để có thêm thông tin. Tuy nhiên, khi muốn dùng kết hợp nhiều vị thuốc cùng một lúc thì bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y trước khi dùng (vì tùy thể trạng của mỗi người mà các vị thuốc cũng có thể thay đổi ít nhiều).

    Một số lưu ý khi sử dụng nấm hầu thủ

    • Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng nhiều nấm hầu thủ.
    • Người bị dị ứng với một trong các thành phần có trong nấm không được dùng.
    • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang được theo dõi và điều trị bệnh.
    • Nấm hầu thủ khi dùng như thực phẩm có giá trị hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ cơ thể, giúp quá trình điều trị của bạn thuận lợi hơn chứ không có tác dụng điều trị. Vì thế, bạn vẫn cần tái khám và uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ nhé.

    Nguyễn Sen

    1. Nấm hầu thủ có công dụng gì, https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/nam-hau-thu-co-tac-dung-gi/, ngày truy cập: 16/ 05/ 2023[]

    HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0
    Hỏi đáp
    Nhắn tin
    Gọi điện