Mất ngủ hậu COVID-19 – nỗi ám ảnh của mọi F0

Cứ tưởng quá trình điều trị COVID-19 là quãng thời gian đáng sợ nhất, nhưng không. Những di chứng để lại thậm chí còn nguy hiểm hơn. Một trong số đó là tình trạng mất ngủ kéo dài. Vậy, mất ngủ hậu COVID-19 đáng sợ ra sao? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng làm rõ vấn đề này nhé!

Tình trạng mất ngủ hậu COVID-19 – di chứng dễ nhận biết, ai cũng mắc phải

 

Tính đến thời điểm hiện tại, các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm COVID-19 hầu như không còn gì quá nguy hiểm. Chỉ những người có bệnh nền chưa được tiêm phòng vacxin thì các triệu chứng bệnh mới trở nặng. Còn lại phần lớn đều có các triệu chứng như cảm, nhức mỏi cơ, nổi mụn, mất ngủ, mất vị giác, khướu giác,…

Tuy nhiên, tùy cơ địa mà các triệu chứng COVID trên mỗi người khác nhau. Bản thân tôi lúc bị COVID hầu như không sốt hay mệt mỏi gì quá nhiều. Thậm chí ăn ngon, ngủ ngon. Thế nhưng, sau khi xét nghiệm được kết quả âm tính, thì tôi lại cảm thấy mệt mỏi và mất ngủ dài ngày (cụ thể là hơn 3-4 tháng hậu COVID). Sau khi hỏi hẳn người thân và bạn bè xung quanh, cùng với đó là tìm hiểu thông tin trên các trang tin của Bộ Y Tế, tôi biết được việc mất ngủ thường xuyên này chính là một trong những nguyên do COVID-19 để lại.

Người mắc phải bệnh mất ngủ hậu COVID-19 thường sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hoặc hay tỉnh dậy giữa đêm,… Ngoài ra cũng có một số trường hợp thường thức dậy sớm và không tài nào ngủ lại được – gây rối loạn đồng hồ sinh học, ngủ thiếu giấc,..

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ hậu COVID-19

Các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ hậu COVID-19

Thông qua tìm hiểu, được biết, nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ hậu COVID-19 được chia làm 2 loại: bệnh và tâm bệnh.

Khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể, chúng ta phải bổ sung một lượng lớn vitamin và các loại thuốc điều trị khác. Và vô tình, việc sử dụng thuốc liên tiếp trong một thời gian dài 14 – 21 ngày khiến cơ thể dần phụ thuộc vào thuốc, thậm chí ghiền thuốc, lờn thuốc. Mà đáng nói nhất chính là tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị thường gây mất ngủ. Do đó, tình trạng mất ngủ sẽ đến với bệnh nhân COVID và kéo dài trong một khoảng thời gian dài.

Bên cạnh đó, tâm bệnh gây ra mất ngủ là khi: Covid-19 kéo dài khoảng từ 7 – 14 ngày tùy sức đề kháng mỗi người. Sau khi xét nghiệm âm tính phải tiếp tục theo dõi trong 7 ngày. Vậy, việc đi làm trở lại hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao tiếp cùng xã hội của bệnh nhân COVID-19 sẽ ngưng lại hoàn toàn trong khoảng 1 tháng. Từ đó đặt ra nhiều áp lực về mặt tài chính, lo âu, stress,… Bởi lẽ đó, sự trăn trở sẽ khiến tình trạng mất ngủ kéo dài, mất thăng bằng, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Những hậu quả khôn lường khi mắc bệnh

Thông thường, mất ngủ sẽ dẫn đến các hậu quả nhìn thấy rõ ngay trước mắt như: hoa mắt chóng mặt, ngủ gà ngủ gật; thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi; khó tập trung;… Tình trạng này có ngu cơ tạo nên những tai nạn ngoài ý muốn như vấp té, ngất xỉu, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…

Về lâu về dài, tình trạng mất ngủ hậu COVID-19 sẽ khiến tim mạch gặp nhiều vấn đề bất cập như: rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh liên quan đến mạch vành, tăng huyết áp;…

Ngoài ra, việc đồng hồ sinh học bị biến dạng cũng có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ có nguy cơ tái nhiễm covid; hệ tiêu hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường. Đặc biệt cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID-19

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID-19
Dọn dẹp phòng ốc cách cải thiện tình trạng mất ngủ hậu COVID-19

Để cải thiện tình trạng mất ngủ hậu covid-19 không khó. Đừng đặt nặng dấu hiệu bệnh tật đến từ vi-rút. Hãy xem như đang điều trị chứng mất ngủ như bình thường.

Điều chỉnh lại tinh thần để thiết lập đồng hồ sinh học phù hợp

Tâm bệnh bao giờ cũng lấn át bạo bệnh, do đó, giữ gìn một tinh thần tốt sẽ khiến giấc ngủ của bạn tốt hơn nhiều phần.

Trước khi đi ngủ, bạn cần phải dọn dẹp phòng ốc sao cho sạch đẹp, yên tĩnh và có ánh đèn ngủ phù hợp. Màu đèn phù hợp dành cho những ai đang gặp stress hoặc khủng hoảng tinh thần là màu xanh dương (theo nghiên cứu của các chuyên da tâm lý Nhật Bản).

Nên thiết lập nền nhiệt thích hợp với giấc ngủ của bạn. Không nên ngủ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh. Từ cảm nhận của bản thân, tôi thấy nền nhiệt mát mẻ, se se lạnh chính là cách nhanh nhất để đi vào giấc ngủ.

Chăn ga gối đệm phải mềm mại, sạch sẽ và thơm tho. Theo chỉ định của các y bác sĩ, chăn ga gối đệm để đảm bảo sức khỏe thì nên thay hoặc giặt và mang đi phơi nắng 1 – 2 tuần 1 lần. Bằng cách đó, bạn sẽ hạn chế được lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ gối. Đồng thời, đây cũng là một trong những mẹo hay dành cho ai hay nổi mụn không rõ nguyên do.

Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường, hãy tự thưởng cho mình một nước ấm và một chút nhạc nhẹ. Bạn có thể nghe “tiếng ồn trắng” (white noise) hoặc những bản nhạc ballad đầy sâu lắng,…

Tuyệt đối không uống hay sử dụng các loại chất kính thích trước giờ ngủ từ 6 – 8 tiếng. Và đặc biệt không uống nước cam, chanh,… Khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng đồ uống lạnh hoặc chua sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.

Hãy hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể để tránh tình trạng thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Đồng thời cũng hạn chế ăn quá no tránh trường hợp khó tiêu, đầy bụng.

Để các thiết bị giải trí như tivi, điện thoại, laptop xa tầm với. Không dùng trước lúc ngủ khoảng 1 tiếng.

Đặt đồng hồ báo thức định kì mỗi ngày. Rèn luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm sẽ giúp đồng hồ sinh học trở nên ổn định. Đồng thời hạn chế thời gian ngủ trưa, chỉ nên nghỉ ngơi khoảng từ 15 – 30 phút để nạp năng lượng cho buổi chiều.

Cây lạc tiên trị mất ngủ phụ nữ mang bầu
Cây lạc tiên vị thuốc an thần giúp ngủ sâu giấc

Sử dụng các liệu trình hoặc thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ hậu COVID-19

Có vô số loại thuốc để hỗ trợ điều trị mất ngủ, bao gồm: thảo dược, trà, thuốc,… Tuy nhiên, vì không nắm rõ tình hình nên nhiều người thường tìm đến thuốc an thần, thuốc ngủ để đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là cách làm tiêu cực, tuyệt đối không nên sử dụng.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có khả năng an thần như: tim sen, củ bình vôi, lạc tiên… Hoặc sử dụng các loại trà hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ như trà hoa cúc, trà nhài,…

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Melatonin – một loại hormone của giấc ngủ. Loại thuốc này thường được kê cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 đang gặp tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học. Đáng lưu ý, khi sử dụng, thuốc sẽ có một số tác dụng phụ như đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy đến trung tâm y tế để khám sức khỏe hậu covid. Cách làm này sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề của bản thân, đồng thời loại bỏ những hiềm họa không đáng có.

Khi sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu nhà bạn cách xa trung tâm y tế thì có thể tham khảo các trang tin uy tín hoặc hỏi ý kiến dược sĩ uy tín tại địa phương.

Tình trạng mất ngủ hậu covid dường như không quá xa lạ cũng không quá nặng nề. Nếu xử lý và cải thiện kịp thời thì sức khỏe bạn sẽ tốt lên trông thấy cực kì nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện