Thời gian gần đây, ngoài những thông tin về tình hình dịch Covid-19 thì vẫn còn một thực trạng khá phổ biến đã và đang được người dân bàn tán xôn xao, đó là những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiến hành tiêm ngừa vacxin.
Trong đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là sốt. Vậy, làm cách nào để có thể ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất triệu chứng này sau khi tiêm phòng?
Vài ngày trước, địa phương tôi tiến hành tiêm ngừa vacxin Covid cho người dân (trước là những công nhân viên chức, người thi hành công vụ, sau là những người buôn bán và các đối tượng khác…).
Người nhà của tôi, trước khi tiêm phòng đã dùng lá tía tô và đến thời điểm hiện tại đã là ngày thứ 4 kể từ ngày tiêm, tất cả đều chỉ bị các phản ứng nhẹ như: tê tay, hơi đau cơ…, có người không sốt, có người thì chỉ sốt nhẹ (tôi thì không thuộc diện ưu tiên nên không được tiêm trong đợt này).
Vì vậy, tôi xin chia sẻ lại kinh nghiệm này. Trên thực tế, có đến 3 cách dùng và người thân của tôi đều đã áp dụng hết.
3 cách dùng lá tía tô giúp ngăn ngừa và giảm sốt sau khi tiêm vacxin
Phương pháp này bạn thực hiện từ 2 – 3 ngày trước khi tiêm ngừa thì mới cho hiệu quả tốt nhất nhé!.
Có 3 cách như sau (tùy điều kiện mà bạn chọn cách phù hợp nhé!).
Cách 1: Ăn trực tiếp
Lá tía tô tươi có mùi hơi hăng, tuy nhiên, đây lại là loại rau quen thuộc với nhiều người.
Nếu bạn biết ăn rau này, bạn có thể lấy từ 5 đến 7 lá tía tô, rửa sạch rồi ăn sống trong mỗi bữa cơm.
Nếu ăn riêng lẻ không nổi, bạn có thể kết hợp với cháo gạo tẻ. Cách thực hiện món cháo lá tía tô cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nấu cháo và nêm nếm như mọi khi (bất kể loại cháo nào, dù là cháo thịt bằm, cháo hột gà ta hay cháo trắng đều được).
Sau khi cháo chín, bạn xắt lá tía tô thành sợi nhỏ (thái sợi), bỏ vào cháo, trộn đều rồi ăn.
Ghi chú: Theo kinh nghiệm của những người đã dùng phương pháp này thì ăn cháo hột gà ta kết hợp với lá tía tô (trước khi tiêm phòng) sẽ cho hiệu quả ngừa sốt tốt nhất (cơ thể lại còn bổ khỏe).
Cách 2: Uống nước ép lá tía tô tươi
Nếu không thích ăn lá tía tô thì bạn có thể chọn cách uống nước từ lá này.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn lấy 5 đến 10 lá tía tô tươi, ngâm sơ qua bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước lã cho thật sạch.
- Tiếp theo, bạn dùng cối giã nhuyễn hoặc để vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lược bỏ xác và ép lấy phần nước thuốc để uống.
- Ghi chú: Nếu muốn tận dụng tối đa phần thuốc này thì sau khi xay (giã), bạn hãy đổ thêm nửa chén nước ấm vào và uống cả nước lẫn xác luôn nhé! (uống sau khi ăn từ 5 đến 7 phút).
Với cách này, bạn dùng 3 lần mỗi ngày nhé (mỗi lần từ 5 – 10 lá).
Cách 3: Uống nước nấu từ lá tía tô
Nếu bạn vẫn thấy lá tía tô có mùi quá hăng, khó uống thì bạn có thể nấu lấy nước uống để dễ uống hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn lấy 10 lá tía tô tươi, ngâm sơ qua nước muối rồi rửa lại với nước.
- Sau đó, bạn cắt lá tía tô thành từng đoạn ngắn từ 2 đến 3 cm, cho vào một cái nồi vừa phải, đổ thêm 1 chén nước vào và nấu bằng lửa vừa.
- Sau khi nước sôi, bạn vặn lửa nhỏ lại, đợi thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp, nhắc nồi thuốc xuống, đợi nước nguội dần (chỉ còn ấm nóng) thì chắt ra uống.
Bài thuốc này bạn dùng 3 lần mỗi ngày (mỗi lần 10 lá) và dùng sau bữa ăn khoảng 10 phút nhé!
Không chỉ có hiệu quả trong ngăn ngừa sốt sau khi tiêm vacxin Covid-19, các bài thuốc dân gian này còn có thể phát huy tác dụng đối với các loại vacxin khác (theo kinh nghiệm dân gian).
Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm ngừa vacxin Covid tại nhà
- Sau khi tiêm phòng vacxin Covid-19, bạn có thể sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy, đau cơ hay hơi tê và đau trên cánh tay bị tiêm… (nếu có dấu hiệu nặng, nguy hiểm thì cần báo ngay cho nhân viên y tế).
- Bạn nên theo dõi và đo thân nhiệt thường xuyên sau khi tiêm. Nếu nhiệt độ tăng lên, sốt hơn 38 độ thì bạn nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc phù hợp.
- Sau khi tiêm phòng, bạn cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, uống đủ nước, ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động nhẹ nhàng (tránh làm việc quá sức nhé!).
- Những ngày đầu sau khi tiêm, bạn không sử dụng các chất kích thích hay các đồ uống có cồn (bia, rượu…).
- Khi thấy vị trí tiêm bị sưng, đau, đỏ…, bạn không được tự ý bôi hay chườm bất kỳ thứ gì lên mà hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất nhé!
Kim Lụa