Lá neem Ấn Độ trị bệnh gì và những lưu ý khi dùng

Lá neem Ấn Độ

Những năm gần đây, cây neem đã trở thành tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới. Y học Ayurveda gọi cây neem làVua của tất cả các loại dược liệu“.

Liên Hợp Quốc gọi neem là “Cây của thế kỷ XXI“. Viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ cũng công nhận giá trị của cây neem trong bài báo cáo “Cây Neem: Cây giải quyết các vấn đề toàn cầu”. 

Vậy, cây neem, lá neem có công dụng gì đặc biệt mà lại được chú ý đến vậy?

Cây neem Ấn Độ là cây gì?

Cây neem (Azadirachta indica) là một trong các loại thảo dược cổ truyền của Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, nó đã phổ biến trên khắp thế giới vì người ta bắt đầu nhận ra tác dụng quý của nó.

Lá neem Ấn Độ có tác dụng gì
Lá neem Ấn Độ

Trong y học Ayuveda cũng như trong Yoga, lá neem Ấn Độ được xem là một trong các loại thức ăn tốt cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ, là vị thuốc điều trị được bệnh hàng ngày.

Đặc biệt, Sadhguru – nhà tâm linh được nhiều người theo dõi nhất trên thế giới cũng thường xuyên giới thiệu lá neem.

Lưu ý: Ở nước ta, lá neem được gọi là lá sầu đâu Nam Bộ hay sầu đâu miền Nam, là loại lá có vị đắng, ăn được (khác với các loại sầu đâu khác có độc, không ăn được).

Sadhguru nói gì về lá neem Ấn Độ?

Cây neem chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và các bộ phận của nó như hoa, quả, hạt, rễ… đều được dùng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Đặc biệt, lá neem là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.

Theo Sadhguru, lá neem là loại lá phức tạp nhất trên hành tinh vì nó chứa rất nhiều hoạt tính sinh học khác nhau.

Lợi ích đầu tiên của lá neem là giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

Thật ra, bình thường thì cơ thể chúng ta vẫn có các tế bào ung thư nhưng chúng ít, rải rác và không đáng kể. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chúng tập hợp lại và tạo thành các khối u, từ đó gây ung thư. Nó giống như trong một đất nước, nếu xuất hiện một vài tên trộm vặt thì đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi chúng kết cấu thành băng đảng thì đó lại là vấn đề nghiêm trọng.

Vì vậy, ăn lá neem sẽ giúp giới hạn tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, không cho chúng tập hợp thành các khối u.

Gỏi sầu đâu khô cá sặc
Gỏi sầu đâu khô cá sặc (gỏi lá neem)

Tác dụng thứ hai của lá neem là tiêu diệt các vi khuẩn có hại (chứ không tiêu diệt các vi khuẩn có lợi). Trong cơ thể chúng ta, lợi khuẩn có vai trò rất quan trọng, nhất là trong tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hại khuẩn thì lại gây rắc rối và cơ thể chúng ta phải liên tục dành năng lượng để quản lý các vi khuẩn này. Vì vậy, nếu dùng lá neem bên trong và bên ngoài thì bạn sẽ có thể quản lý các hại khuẩn này, giúp cho đường ruột bớt đi các vi khuẩn có hại (nếu dùng trong) giảm mùi hôi cơ thể do vi khuẩn đang hoạt động bên ngoài (khi dùng ngoài da).

Bột Lá neem Ấn Độ
Bột Lá neem Ấn Độ

Thứ ba, lá neem giúp sạch da và mang lại làn da rạng rỡ. Cách dùng như sau: Trước khi tắm, bạn lấy một ít bột lá neem, thêm nước cho sệt sệt rồi thoa lên cơ thể. Khi thấy bề mặt da khô lại, bạn tắm sạch bằng nước, như thế thì da bạn sẽ sạch và khỏe vì lá neem kháng khuẩn rất tốt.

Bột lá neem ấn độ
Bột lá neem

Thứ tư là lợi ích về mặt thực hành Yoga. Lá neem giúp tạo ra các dạng năng lượng có cường độ cao trong cơ thể chúng ta, giúp chúng ta năng động hơn và xử lý các tác động từ bên ngoài tốt hơn.

Thứ năm, nước ép từ lá neem có tác dụng tổ chức và khởi động lại quá trình tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất và giúp phân hủy chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp thanh lọc ruột kết và tăng cường khả năng bài tiết của cơ thể.

Thứ sáu, nước ép lá neem còn giúp làm sạch máu qua cơ chế loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên dùng với liều vừa phải, không nên uống quá nhiều vì hiện nay, liều lượng dùng lá neem chủ yếu là theo kinh nghiệm dân gian.

Lưu ý khi dùng lá neem

  • Không được dùng quá nhiều lá neem vì ở liều cao, lá neem sẽ giết chết các tế bào tinh trùng.
  • Phụ nữ mang thai trong 5 tháng đầu thai kỳ cũng không được ăn lá nem (vì có thể gây sót thai do lá neem tạo ra nhiệt trong hệ thống).
  • Phụ nữ đang muốn có thai cũng không nên ăn lá neem.
  • Ăn neem thường xuyên có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn (để khắc phục thì bạn nên uống thêm nước chanh để hạ nhiệt do lá neem gây ra) (1).

Vì vậy, mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn 1- 2 lần lá neem là được, bạn nhé! Mỗi lần, bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Với trường hợp dùng ngoài da thì bạn có thể tùy ý dùng theo diện tích làn da cần điều trị.

  1. Amazing Health Benefits and Uses of Neem Leaves, https://isha.sadhguru.org/sg/en/wisdom/article/neem-benefits-uses, ngày truy cập: 20/ 06/ 2022[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện