Lá cây sến và cách chế thuốc điều trị bỏng theo dân gian ( 2)

Cây sến và lá sến

Chắc hẳn nếu tìm hiểu về gỗ bạn đã nghe tới cây: Đinh lim sến táu ? Câu nói này ý chỉ giá trị của 4 loại gỗ trên, gỗ cây sến là một trong những loại gỗ quý, được xếp trong 4 loại gỗ quý nhất của Việt Nam.

Ngoài ra bạn có biết không cây sến không chỉ quý ở phần gỗ, lá sến còn là một vị thuốc rất có giá trị được dân gian sử dụng làm thuốc. Vậy công dụng của cây sến ra sao, bài viết này mời các bạn cùng tìm hiểu.

  • Tên khoa học: Madhuca pasquieri (1)
  • Họ: Hồng xiêm.

Mô tả cây sến

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, có cây tuổi thọ đến hàng trăm năm. Gỗ cây sến có màu đỏ nâu hồng, rất cứng chắc và khó gia công, đặc biệt là không bị mối mọt, gỗ càng lâu năm thì màu gỗ càng đẹp (2).
  • : Lá nhẵn, mọc so le, dài 10 đến 15cm, rộng 3 đến 5cm, đuôi lá vuốt nhọn.
  • Quả: Quả sến giống quả trứng gà (hay trái lê ki ma) Quả khi chín vào màu đỏ, ăn có vị ngọt giống vị hồng xiêm. Bên trong quả có từ 2 đến 3 hạt nhỏ, kích thước hạt khoảng 1cm. Đặc biệt cây sến mật có quả lớn, rất sai quả và quả ăn rất ngon và ngọt (3).
Gỗ sến
Gỗ sến

Cây sến mọc ở đâu ?

Đây là loài cây lâm nghiệp, được trồng để lấy gỗ, tuy nhiên do gỗ sến tốt và được người dân đặc biệt ưa thích nên thời gian qua gỗ của loài cây này bị khai thác chặt phá tới mức cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Hiện nay nhà nước đang có chính sách bảo vệ và phát triển loài cây gỗ quý này.

Được biết cây gỗ sến thường mọc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Lai Châu… Cây thường chỉ mọc ở những vùng núi cao, ít thấy mọc ở vùng thấp.

Bộ phận dùng làm thuốc: Lá cây và hạt được dân gian dùng làm thuốc, chỉ thấy dân gian dùng ngoài da chứ không thấy dùng để uống.

Các nghiên cứu về cây gỗ sến

Hoạt động chống viêm: Bằng kỹ thuật NMR nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Kangwon, và Đại học Công giáo Daegu Hàn Quốc đã xác định được hoạt tính chống viêm của chiết xuất lá sến (4).

Tinh vị

Lá sến vị hơi chát, không có độc, tác dụng chống viêm.

Công dụng của lá sến

Theo kinh nghiệm dân gian lá sến được dùng làm thuốc điều trị một số bệnh sau:

  • Bỏng
  • Giảm viêm
  • Nhanh liền da
  • Hạn chế sẹo do bỏng

Cách dùng cây sến làm thuốc

Theo cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2 lá sến có tác dụng điều trị bỏng, được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và đặc biệt, theo cuốn sách này; đã có nhiều nghiên cứu về công dụng điều trị bọng của lá cây sến. Cách dùng làm thuốc cụ thể như sau:

Cách dùng lá sến điều trị bỏng:

  • Chuẩn bị: 2kg lá sến tươi (hoặc 1kg lá sến tươi đã được phơi khô), nồi nhôm 01 cái.
  • Thực hiện: Đem lá sến nấu thành dạng cao lỏng, cụ thể:
    • Bước 1: Cần thái nhỏ lá sến.
    • Bước 2: Bỏ vào nồi và đổ ngập nước (khoảng 2 lít nước) đun sôi sau đó duy trì thời gian sôi nhỏ lửa khoảng 1 tiếng, chắt lấy khoảng 500ml nước này ra 1 cái bát.
    • Bước 3: Tiếp tục thêm khoảng 1,5 lít nước vào đun sôi, đun cạn lấy khoảng 300ml nước thì tiếp tục chắt lấy nước này. Vớt phần bã lá bỏ đi vì đã chiết hết dược chất.
    • Bước 4: Hòa chung 2 bát nước lấy được từ 2 lần đun, dùng vải mỏng lọc kỹ để loại bỏ bã và tạp chất, đun sôi nhỏ lửa cho nước cạn dần, tới khi lấy được một dung dịch nước sền sền, dùng nước cao lỏng này để làm thuốc điều trị bỏng.
  • Cách sử dụng cao lá sến: Theo dân gian, người bị bỏng dùng cao lá sến bôi vào vùng da bị bỏng sẽ có tác dụng điều trị bỏng rất hiệu quả, giúp vết bỏng nhanh liền, bớt đau rát và hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm. Theo thông tin chúng tôi được biết, chỉ cần bôi vài lần cao sến sẽ khỏi những vết bỏng không quá nặng.
    • Liều lượng bôi: Nên bôi cao sến hàng ngày, mỗi ngày bôi khoảng 2 lần.
  • Công dụng khác: Cao sến ngoài dùng điều trị bỏng, còn sử dụng như một loại thuốc thảo dược giúp sát trùng vết thương, giúp vết thương chóng lành, lên da non.

Hạt sến: Ngoài dùng cao lá, dầu hạt sến còn được dân gian sử dụng để tẩy sẹo vết bỏng, được biết bôi dầu hạt sến sẽ hạn chế được tình trạng sẹo do bỏng.

Đây là một cây gỗ quý, nhiều giá trị, nếu có chính sách phát triển và bảo tồn loài cây này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống và xã hội. Caythuoc.org xin phép hướng dẫn cách trồng và nhân giống cây gỗ sến.

Kỹ thuật trồng cây sến mật

Thu hái và gieo hạt : Cây sến nhân giống bằng hạt, cách gieo hạt đơn giản như những loại hạt giống thông thường khác.

Gieo trồng: Cây trồng cay khoảng 5 đến 6 năm là bắt đầu có thể thu hoạch quả và lá, quả sến mật ăn ngon như hồng xiêm, hạt dùng để ép lấy tinh dầu làm thảo dược tẩy sẹo. Lá sến thu hái làm cao thuốc bỏng, đặc biệt gỗ sến rất quý, cây gỗ càng lâu năm thì càng có giá trị.

Lưu ý

  • Thuốc chỉ dùng ngoài da, không dùng để uống.
  • Sến là loài cây đang được bảo vệ nghiêm ngặt, vì vậy không khai thác và chặt phá loài cây quý này.
Nguồn tham khảo
  1. Sến mật, https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%BFn_m%E1%BA%ADt, ngày truy cập 24 tháng 6 năm 2020.
  2. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 731, 732, 733, 734.
  3. Cây sến mật(Madhuca Pasquieri) sai trĩu quả, https://www.youtube.com/watch?v=A29-vUkRhic, ngày truy cập 24 tháng 6 năm 2020.
  4. Anti-inflammatory activity of isolated compounds from the leaves of Madhuca pasquieri, https://www.thieme-connect.com/products/ejournals/pdf/10.1055/s-0034-1382467.pdf, ngày truy cập 25 tháng 6 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 câu hỏi về “Lá cây sến và cách chế thuốc điều trị bỏng theo dân gian ( 2)

2
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện