Huyền sâm giúp mát máu, điều trị viêm amidan và bệnh tinh hồng nhiệt

Vị thuốc huyền sâm

Bạn có biết vì sao có một số loại thuốc Đông y phải uống khi còn ấm không? Trong nhiều trường hợp, đó là vì vị thuốc đó có tính hàn (lạnh), nếu uống khi thuốc nguội thì sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy. Giống như ông bà ta, khi ta ăn các thức ăn có tính lạnh thì phải đem hâm lại vậy.

Nói đến đây, bạn đã nghĩ đến một vị thuốc nào như vậy chưa? Nếu chưa, mình xin giới thiệu cùng bạn huyền sâm – vị thuốc điều trị được rất nhiều bệnh nên người Trung Quốc rất quý nó.

Huyền sâm là cây gì?

Huyền sâm là cây thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hiện nay đã được di thực và trồng rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam. Chung quy lại thì có hai loại huyền sâm thân cỏ thường được nhắc đến là:

1. Cây Chiết huyền sâm 浙玄参, hay còn gọi là Quảng huyền sâm, Huyền sâm. Cây có tên khoa học là Scrophularia ningpoensis, hoa màu tím và mọc thành tán (1). Đây là loại được dùng phổ biến.

Hoa Chiết huyền sâm có màu tím
Hoa Chiết huyền sâm có màu tím

2. Cây Bắc huyền sâm 北玄参, có tên khoa học là Scrophularia buergeriana (đồng nghĩa Scrophularia oldhami). Cây có hoa màu vàng nhạt và hoa mọc thành chùm (2).

Hoa bắc huyền sâm có màu vàng nhạt
Hoa bắc huyền sâm có màu vàng nhạt

Tính vị

Theo y học cổ truyền huyền sâm vị đắng và mặn, tính hơi hàn, vào 2 kinh phế (phổi), thận.

Huyền sâm có công dụng gì?

Củ được nhổ vào mùa thu đông, có vị mặn đắng và tính mát (hàn). Đặc điểm:

  • Rễ củ có phần trên mập, phần dưới xẻ ra nhiều nhánh con.
  • Vỏ rễ có màu vàng xám.
  • Khi dùng làm thuốc thì cắt bỏ rễ con và gốc thân.
  • Vị thuốc có màu đen (“huyền”) và rễ củ nhìn như củ sâm.

Có thể nói, đây là một trong số ít vị thuốc có thể điều trị được nhiều bệnh do nhiệt gây ra như:

  • Giúp giải khát, trừ phiền.
  • Giải độc, điều trị ban ngứa.
  • Giúp mát máu, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Điều trị bệnh tinh hồng nhiệt.
  • Làm mạnh ruột, giảm táo bón.
  • Giúp lợi tiểu tiện và thông huyết trệ.
  • Giúp mát cổ họng, giảm lở mồm
  • Điều trị yết hầu sưng đau.
  • Điều trị viêm họng mãn tính.
  • Điều trị viêm amidan và miệng lưỡi lở loét.
  • Giúp giảm ho khan.
  • Điều trị viêm thanh quản, viêm nướu, viêm kết mạc.
  • Điều trị ung thũng, tràng nhạc.
  • Giúp sáng mắt.
  • Giúp mạnh tim, hạ sốt, chống viêm.
  • Điều trị điên cuồng (3) (4) (5).

Liều lượng: Mỗi ngày sắc uống từ 4 – 12 g và uống lúc thuốc còn ấm (nếu uống khi nguội hẳn thì dễ bị tiêu chảy vì thuốc có tính hàn) (3).

Lưu ý khi dùng huyền sâm

  • Đối tượng cần tránh: Kết quả thí nghiệm trên động vật cho thấy huyền sâm có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, những người đang bị huyết áp thấp thì không nên dùng vị thuốc này.
  • Bên cạnh đó, vì thuốc này có tính hàn nên những người thể tạng hàn, tỳ hư, đang bị tiêu chảy không được dùng. Những người mắc chứng âm hư mà không do nhiệt gây ra cũng không được dùng.
  • Kiêng kị: Khi uống huyền sâm thì không được ăn những thức ăn có vị đắng, tính hàn như khổ qua, ốc, hến…
  • Khi sắc nấu thì không dùng ấm đồng, nồi đồng để nấu (vì vị thuốc này kỵ đồng) (3) (4) (5).
Huyền sâm
Vị thuốc đã phơi khô

Các bài thuốc kết hợp thông dụng

1. Giúp dưỡng tim, thanh nhiệt và điều trị táo bón, mất nước (do sốt cao vì bệnh truyền nhiễm)

  • Chuẩn bị: 40 g củ huyền sâm (thái lát), 12 g đại hoàng (cắt lát), 32 g mạch môn đông, 6 g mang tiêu và 32 g sinh địa.
  • Thực hiện: rửa sơ các vị thuốc trên rồi cho vào ấm lớn, sau đó đổ 8 chén nước vào, sắc cho đến khi nước rút còn chừng 1 lít (3 chén nước) thì chắt ra 3 chén.
  • Cách uống: uống một chén lúc thuốc còn ấm và thấy khỏi bệnh thì ngưng (nếu chưa khỏi bệnh thì một lát sau lấy tiếp chén thứ hai hâm cho ấm rồi uống và tương tự như vậy, nếu không thấy kết quả thì uống tiếp chén thứ ba) (3).

2. Điều trị viêm amidan, viêm họng

  • Chuẩn bị: 10 g củ huyền sâm, 3 g rễ củ cây thăng ma, 8 g mạch môn đông, 3 g rễ cây cam thảo Bắc và 5 g rễ cây cát cánh.
  • Thực hiện: rửa thuốc rồi cho vào ấm nấu và chia thành nhiều lần uống như trà (uống trong ngày và uống ấm), thỉnh thoảng lấy nước đó súc miệng rồi khò khò và nhổ bỏ (3).

3. Điều trị kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: củ huyền sâm (thái lát), rễ cây rau khởi (cắt nhỏ), sa sâm (cắt lát) và rễ tranh (cắt nhỏ, càng nhỏ càng tốt), mỗi loại đều dùng 12 g, ích mẫu (16 g) và sinh địa (16 g).
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống mỗi ngày một thang, uống ấm (4).

4. Lở mồm lâu năm

  • Chuẩn bị: Củ thiên môn 200g, củ mạch môn 200g, huyền sâm 200g, mật ong rừng 200ml (5).
  • Thực hiện: Củ thiên môn, mạch môn đem rửa sạch, rút lõi, để dáo nước, phơi thật khô. Sau đó 3 vị thuốc đem tán thật nhỏ, hấp cách thủy cho chín. Tiếp tục ngâm với 200ml mật ong trong thời gian 1 tuần.
  • Sử dụng: Mỗi ngày dùng khoảng 2 thìa cà phê.

Giá bán huyền sâm

Tại caythuoc.org vị thuốc hiện có giá bán 250.000đ/kg sâm loại 1.

Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu tại caythuoc.org, bảo đảm khi sản phảm tới tay khác hàng luôn có chất lượng tốt nhất.

Nguồn tham khảo
  1. Quảng huyền sâm, https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_huy%E1%BB%81n_s%C3%A2m, ngày truy cập: 01/ 07/ 2020.
  2. Bắc huyền sâm, https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_huy%E1%BB%81n_s%C3%A2m, ngày truy cập: 01/ 07/ 2020.
  3. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương, Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, 2002, trang 51.
  4. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 1017.
  5. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 820 và trang 715.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện