Hội chứng ruột kích thích là gì và bài thuốc từ cây lá quanh nhà

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là gì ? Bạn có biết loại bệnh xảy ra rất phổ biến nhưng nhiều người lại thấy xa lạ vì cái tên của nó. Đây là tên gọi được dịch lại (còn nói nôm na theo cách hiểu của giới bình dân thì đó là chứng ruột co thắt, tức đại tràng co thắt).

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây ra chứng bệnh này. Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (bác sĩ chuyên khoa II – Trưởng đơn vị tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) thì hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh do cơ địa (bản chất mẫn cảm của ruột mỗi người) (1) (2).

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Mặc dù không xác định được nguyên nhân chính thức nhưng các nhà nghiên cứu và thực hành y học cũng ghi nhận lại một số nhân tố thúc đẩy bệnh này như:

  • Hay uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích, hay hút thuốc lá.
  • Ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên xào, nướng,… , đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên ăn đồ ăn ôi thiu hoặc đã để qua đêm.
  • Ăn uống thực phẩm chứa hóa chất độc hại.
  • Căng thẳng thần kinh – stress (1) (2).

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Có thể nói, sự bất tiện nhất của hội chứng ruột kích thích chính là các biểu hiện của nó. Trong đó, có thể kể ra các triệu chứng phổ biến như:

  • Ăn vào tiêu chảy ngay hoặc táo bón thường xuyên.
  • Đại tiện nhiều lần trong ngày (hơn 3 lần) hoặc cả tuần không đi đại tiện được
  • Trướng bụng, đầy hơi sau khi ăn.
  • Hay “xì hơi” (trung tiện).
  • Khó ngủ, ăn không ngon (1) (2).

Tác hại của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là loại bệnh không gây nguy hiểm và cũng không gây ung thư. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến những căng thẳng về mặt tâm lý khi người bệnh phải đối diện với các vấn đề tiêu hóa và bài tiết, trong đó, việc thường xuyên đi vào nhà vệ sinh sẽ là nỗi ám ảnh không dễ nói. Về lâu dần, người bệnh có thể chuyển sang trầm cảm, lo lắng, chất lượng cuộc sống lẫn công việc vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Hội chứng ruột kích thích là gì
Hội chứng ruột kích thích là gì

Mặt khác, hội chứng ruột kích thích là một tập hợp các triệu chứng bệnh và không thể điều trị dứt điểm. Sau khi điều trị các biểu hiện của nó, theo thời gian và do cách ăn uống, bệnh có thể tái phát lại. Hiển nhiên, nếu người bệnh có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ cải thiện được rất nhiều.

Cách chẩn đoán để phát hiện bệnh

Có hai phương thức khám bệnh để xác định một người có mắc phải hội chứng ruột kích thích không, đó là:

  • Siêu âm bụng tổng quát.
  • Thử công thức máu.

Ngoài ra, dựa vào các biểu hiện, triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân mà các bác sĩ, thầy thuốc sẽ đưa ra kết luận cuối cùng (1).

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích là điều trị các biểu hiện của nó (dùng thuốc để cải thiện, khắc phục các triệu chứng).

Theo quan điểm Đông y, tùy vào dạng chứng của bệnh này mà dân gian có các bài thuốc khác nhau (người bị tiêu chảy sẽ dùng thuốc khác, người bị táo bón sẽ dùng thuốc khác).

Tuy nhiên, theo lương y Nguyễn Công Đức (nguyên Giảng viên trường Đại Học y dược thành phố Hồ Chí Minh) thì có một bài thuốc có thể áp dụng cho cả hai dạng hội chứng ruột kích thích (cả thể tiêu chảy và thể táo bón), đó là bài thuốc dùng gạo, lá ổi và tép sả.

Lá ổi già
Lá ổi già cùng sả và gạo là 3 thành phần của bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Cách dùng cụ thể như sau:

Lấy nửa chén gạo, đem rang cho cháy đen bốc khói rồi đem nấu với hai lít nước cho gạo nở. Khi thấy gạo nở, ta lấy 30 lá ổi già bỏ vào nồi cháo (lá tươi), nấu thêm 10 phút nữa thì tiếp tục đập cho giập 5 tép sả tươi và bỏ vào nồi, đậy nắp lại. Khi ngửi thấy mùi thơm của sả bốc lên, ta nhấc nồi cháo xuống và lấy nước cháo chia ra để uống hết trong ngày. Bài thuốc này đơn giản với ba thành phần dễ tìm là gạo, lá ổi và tép sả (3).

Ngoài việc dùng thuốc, thiết nghĩ chúng ta cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để ngăn chặn những nguyên nhân thúc đẩy bệnh này như:

  • Hạn chế uống rượu bia và các thức ăn, thức uống có tính kích thích.
  • Ăn uống đúng giờ, giữ tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế ăn uống các loại đậu nói chung (ngoại trừ sữa đậu nành), hạn chế nhai sirum và dùng các thực phẩm có chứa đường nhân tạo gốc “ol”.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá ngọt (kể cả các loại trái cây quá ngọt như xoài, dưa hấu, …) (1) (2).
Nguồn tham khảo
  1. Hội chứng ruột kích thích – Cách khắc phục, https://www.youtube.com/watch?v=pmPiQsa0Zms, ngày truy cập: 25/ 10/ 2020.

  2. Đối phó với hội chứng ruột kích thích, https://www.youtube.com/watch?v=XbcYVsvuVWc&list=LL&index=1, ngày truy cập: 25/ 10/ 2020.
  3. Ăn gì tốt cho người có hội chứng ruột kích thích – lương y Nguyễn Công Đức, https://www.youtube.com/watch?v=kKjuI9cz3e0&list=LL&index=5, ngày truy cập: ngày truy cập: 25/ 10/ 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện