Hải sâm là thực phẩm cao cấp, có giá khá đắt đỏ và cũng không dễ mua được. Mặc dù vậy, nhiều quý ông vẫn thích ăn hải sâm vì nó là món ăn độc lạ, có vị đặc biệt, giúp bổ máu và bổ thận tráng dương. Tuy nhiên, hải sâm cũng kỵ với một số thực phẩm thường gặp hàng này và chúng ta cần lưu ý khi dùng để không bị ngộ độc. Vậy, hải sâm kỵ gì?
Hải sâm kỵ gì?
Khi chế biến và thưởng thức hải sâm, bạn nên tránh các thực phẩm sau đây vì chúng không hợp nhau:
1. Hải sâm kỵ nhân sâm
Nhiều người nghĩ rằng hải sâm và nhân sâm đều có tính bổ “như sâm” nên dùng chung, tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm.
Theo tư liệu y học thì hai thứ này kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ gây bốc hỏa và thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Hải sâm kỵ giấm
Vâng, khi chế biến hải sâm, bạn không nên cho giấm vào và trong các bữa tiệc có hải sâm cũng không nên ăn những món có giấm. Đó là vì hải sâm kỵ giấm. Nếu dùng chung, các chất có trong giấm ăn sẽ phản ứng với chất đạm có trong hải sâm, khiến cho chất đạm ấy đông lại và món ăn sẽ không còn ngon bổ nữa.
3. Hải sâm kỵ trái nho
Hải sâm không hợp với nho, nếu ăn cùng sẽ gây buồn nôn, đau bụng, khó chịu trong người. Vì vậy, khi ăn tiệc có hải sâm thì bạn nên tránh nho nhé!
4. Hải sâm kỵ trái lựu
Lựu cũng là loại trái cây không hợp với hải sâm. Theo y học cổ truyền, công dụng của hai loại này vốn kỵ nhau, vậy, nếu ăn cùng thì sẽ gây đau bụng, nôn mửa, làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
5. Hải sâm kỵ với trái hồng
Các loại hồng giòn, hồng mềm, hồng Đà Lạt… nhìn chung đều kỵ với hải sâm. Nếu ăn cùng, chúng sẽ tạo thành phản ứng có hại cho cơ thể, gây đau bụng và nôn mửa.
Vì vậy, khi ăn hải sâm thì bạn cần chú ý nhé!
6. Hải sâm kỵ cam thảo
Theo y học cổ truyền thì khi dùng hải sâm, không nên dùng chung với vị thuốc cam thảo (vì sẽ gây hại cơ thể).

Một số lưu ý khác khi dùng hải sâm
Ngoài các kiêng kỵ vừa kể trên thì khi dùng hải sâm, bạn cũng cần chú ý một số điểm như:
- Cần nấu chín kỹ rồi mới ăn: Nếu ăn sống hoặc ăn tái thì sẽ dễ bị nhiễm độc và nhiễm ký sinh trùng.
- Không nên lạm dụng: Nếu ăn quá nhiều hải sâm thì cơ thể sẽ phải “xử lý dinh dưỡng” khá vất vả, thải ra nhiều khí thải chứa ni tơ và thận cũng bị tổn thương.
- Không nên dùng dầu mỡ và muối khi chế biến hải sâm: Nếu dùng thì sẽ làm món ăn giảm ngon, mùi vị cũng bị ảnh hưởng.
- Cách chọn mua hải sâm ngon: Hải sâm ngon là loại có thịt chắc, các thùy béo đầy đặn, bên trong không có cát và xương cứng chắc.
- Đối tượng cần tránh: Người thân nhiệt thấp, tỳ vị hư hàn, đờm thấp, dễ bệnh khi thời tiết thay đổi, bị cảm cúm, ho, hen suyễn và viêm ruột cấp tính… không nên dùng hải sâm (1) (2).
Nên chế biến hải sâm với gì?
Nếu như bạn chưa biết chế biến hải sâm với gì thì sau đây sẽ là một số gợi ý dành cho bạn.
- Kết hợp với thịt vịt: Kết hợp hai món này sẽ giúp bổ ngũ tạng, giảm táo bón.
- Kết hợp với hành: Chế biến hải sâm cùng với hành lá sẽ giúp bổ thận, bổ khí huyết.
- Kết hợp với đậu hũ (tàu hũ): Chế biến hải sâm cùng tàu hũ sẽ giúp bồi bổ trí não.
- Kết hợp với rau chân vịt (cải bó xôi): Ăn cải bó xôi cùng hải sâm sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng, giúp bổ máu và bồi bổ tổng thể.
- Kết hợp với măng tây: Kết hợp hai món này sẽ giúp nâng cao tác dụng phòng ngừa ung thư.
- Kết hợp với kỷ tử: Chế biến hải sâm cùng kỷ tử sẽ giúp bổ máu, bổ thận tráng dương.
- Kết hợp với thịt dê: Đây cũng là cách kết hợp giúp giảm táo bón, bổ máu và bổ thận tráng dương (1).