Hải mã (cá ngựa), vị thuốc tăng cường sinh lý cho nam và nữ

Với người dân miền biển thì cá ngựa không xa lạ gì. Tuy nhiên, với những người chưa tiếp xúc thì có thể sẽ nhầm lẫn giữa con cá ngựa sống ở sông ngòi (cá ngựa nước ngọt) và các loài cá ngựa sống ở biển (hay còn gọi là hải mã, thủy mã).

Khác với cá ngựa sông (có phần đầu giống như đầu cá lìm kìm và thân mình thuôn nhọn), cá ngựa miền biển có đầu giống như đầu ngựa, bụng phình to, thân mình ưỡn cong như lượn sóng cúp. Với hải mã, y học cổ truyền đã ghi nhận nó là một vị thuốc quý cần được bảo tồn.

Theo kinh nghiệm của những ngư dân thích uống rượu thuốc thì khi đi biển (đánh bắt cá), họ sẽ lấy rượu trắng theo sẵn, nếu bắt được cá ngựa thì bỏ vào keo ngâm tươi vì rượu hải mã tươi thì quý hơn.

Trước đây, ở quê tôi, người ta cũng dùng hải mã ngâm rượu (cùng nhiều vị thuốc khác) nhưng thời gian gần đây, do cá ngựa khó tìm hơn nên cũng ít thấy dùng.

Đặc điểm của hải mã

Hải mã là tên gọi chung của nhiều loài thuộc chi Hippocampus, có các màu sắc và kích thước khác nhau. Ở Việt Nam, hải mã thường được gọi chung là cá ngựa, bao gồm một số loài như: cá ngựa ba khoang, cá ngựa gai, cá ngựa vàng, cá ngựa trắng…

Đặc điểm nhận dạng của hải mã là thân hình ưỡn cong, hơi dẹt, được cấu tạo từ các xương vòng tròn. Đầu hải mã giống như đầu ngựa và miệng của chúng như một ống trụ dài.

Điểm đặc biệt của loài cá này là con đực lại mang trứng (do con cái đẻ vào) và vì thế mà bụng nó phình to như đang mang thai.

Con cá ngựa hải mã
Con cá ngựa

Cách dùng hải mã làm thuốc

Sau khi cá ngựa được đánh bắt về, người ta rửa sạch (hoặc lấy bàn chải chà sạch phần da bên ngoài) rồi mổ bụng, móc bỏ ruột và uốn đuôi của nó cho tròn lại, sau đó đem nguyên con phơi khô (hoặc ngâm rượu quế / rượu hồi (để khử mùi) rồi mới phơi khô).

Các bài thuốc rượu bổ thận, tráng dương từ hải mã

Hải mã là vị thuốc từ động vật biển, có vị ngọt mặn và hơi tanh. Vì vậy, người ta thường sao lên hay tẩm rượu để khử bớt mùi. Công năng chủ đạo của hải mã là làm ấm thận, cường dương. Vì thế, vị thuốc hải mã từ lâu đã nổi tiếng với công dụng gây hưng phấn, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ (đặc biệt là nữ giới). Cách dùng hải mã phổ biến nhất là ngâm rượu.

  • Điều trị vô sinh, phụ nữ chậm con do dương suy yếu: dùng các vị cá ngựa (đã chế biến phơi khô khoảng 4 con, có 2 con đực và 2 con cái), củ sâm cuốn chiếu khô (30g), thêm cốt toái bổ khô, long nhãn khô (mỗi loại khoảng 20 g) cắt nhỏ ra và ngâm trong một lít rượu, sau một tuần thì có thể dùng (mỗi ngày uống từ khoảng 2 ly rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn) (1).
  • Điều trị liệt dương, nhức mỏi eo, lưng, đầu gối: lấy 2 con hải mã ngâm trong 500 g rượu, sau hai tuần thì bắt đầu dùng. Liều lượng: mỗi ngày uống khoảng 20 g rượu thuốc, uống vào buổi tối, trước khi ngủ (2).
  • Điều trị liệt dương, đau mỏi lưng gối, tinh thần mỏi mệt: dùng các vị hải mã (15 g), hồng sâm (30 g), nhung hươu (9 g), thỏ ty tử (30 g), hạt hẹ (60 g), dâm dương hoắc (30 g), nhục thung dung (30 g) và thận hải cẩu (nước) (2 cái), ngâm trong 1 kg rượu trắng, sau hai tuần thì bắt đầu dùng. Liều lượng: mỗi ngày uống khoảng 30 g rượu thuốc, uống vào buổi tối, trước khi ngủ.
  • Điều trị liệt dương, ù tai, vô sinh, giúp ích khí, bổ huyết: dùng các vị hải mã (10 g), nhân sâm (15 g), nhục thung dung (20 g), thục địa hoàng (15 g) và nhung hươu (10 g), ngâm trong 1 kg rượu trắng (riêng nhân sâm và nhung hươu thì nghiền thành bột rồi mới cho vào ngâm). Sau đó, đậy kín và đợi khoảng 10 ngày thì lọc bỏ bã và lấy nước để dùng dần. Liều lượng: mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần khoảng 10 g rượu. Lưu ý: những người bị cảm mạo, nóng sốt không được dùng bài thuốc này.
Cách ngâm rượu hải mã cá ngựa
Rượu ngâm cá ngựa

Tham khảo:

Một số bài thuốc sắc, thuốc bột từ hải mã

  • Điều trị lở loét: lấy cá ngựa khô tán thành bột mịn và rắc lên vùng da bị lở (1).
  • Điều trị thở khò khè: dùng 5 g hải mã và 10 g đương quy sắc uống một lần trong ngày (sắc trong 200 ml nước đến khi còn 50 ml nước thì dùng) (1).
  • Điều trị thần kinh suy nhược, đau lưng, khó sinh ở phụ nữ và bất lực ở nam giới: lấy 4 – 12 g hải mã sắc lấy nước uống trong ngày (hoặc sấy khô vàng, tán bột rồi chia thành 3 lần uống trong ngày, uống với nước hoặc rượu) (1).

Lưu ý, không dùng quá liều và những người bị bệnh về gan không nên dùng thuốc rượu.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện