Giảo cổ lam an toàn trong điều trị gan nhiễm mỡ, béo phì và mỡ máu

Năm 2004, một kết quả nghiên cứu về giảo cổ lam trên chuột Wistar đã khẳng định độ an toàn của dược liệu này: ngay cả khi uống liên tục trong 6 tháng, giảo cổ lam vẫn không gây ra độc tính trên chuột (theo tạp chí Fitoterapia) (1). Đây là tin đáng mừng cho những người thích uống trà giảo cổ lam cũng như các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì và cao huyết áp…

Giảo cổ lam trong y học cổ truyền

Giảo cổ lam là loại dây leo – vị thuốc cổ truyền có mặt ở nhiều nước trên thế giới, giúp tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh.

– Ở Việt Nam, giảo cổ lam được dùng với nhiều tác dụng, trong đó có hạ huyết áp, điều trị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ điều trị tiểu đường.

– Ở Đài Loan, giảo cổ lam được dùng trong điều trị viêm gan, cao huyết áp và ung thư (2).

– Ở Trung Quốc, giảo cổ lam là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống nôn, điều trị ho, gan nhiễm mỡ, béo phì và viêm phế quản mãn tính (3) (7).

– Ở Nhật Bản, giảo cổ lam là vị thuốc bổ, giúp lợi tiểu, chống viêm và hạ sốt (3).

Liều lượng tham khảo: 50 – 100 g giảo cổ lam tươi hoặc 10 – 40 khô (tùy tình trạng bệnh mà gia giảm liều lượng cho phù hợp).

Cây giảo cổ lam ở Hòa Bình
Cây giảo cổ lam 5 lá Hòa Bình

Những hoạt tính của giảo cổ lam

Nhiều công trình nghiên cứu về giảo cổ lam cho thấy đây là vị thuốc quý cần được bảo tồn. Bởi lẽ, giảo cổ lam là vị thuốc tự nhiên có độ an toàn cao lại điều trị được nhiều bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay.

Các hoạt tính đáng chú ý của giảo cổ lam có thể kể đến là:

Chống viêm và bảo vệ gan: giảo cổ lam có tác dụng chống viêm và bảo vệ gan đáng kể, giúp phục hồi tổn thương gan bao gồm cả tổn thương do CCl 4 gây ra và Acetaminophen gây ra (2).

Bảo vệ tim: dịch chiết từ lá giảo cổ lam có tác động tích cực đến sức khỏe của tim: giúp chống lại bệnh co thắt mạch vành do pitressin, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp (theo tạp chí Phytomedicine) (4).

Ngăn ngừa viêm loét dạ dày: các saponin trong giảo cổ lam có cấu trúc tương tự như nhân sâm và giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả (thông qua cơ chế duy trì khả năng tiết chất nhày của dạ dày) (theo tạp chí Phytomedicine) (5).

Tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa ung thư: kết quả nghiên cứu cho thấy trà giảo cổ lam giúp tăng cường hệ miễn dịch và ức chế tự tăng sinh của tế bào ung thư biểu mô đại tràng HT – 29 (theo Journal of Agricultural and food chesmistry) (6). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm còn cho thấy các dẫn suất sunfat được phân lập từ giảo cổ lam giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào ung thư cổ tử cung HeLa (theo Carbonhydrate Polymer) (8).

Tác dụng bảo vệ thần kinh: chiết xuất ethanol từ giảo cổ lam giúp cải thiện các tế bào thần kinh bị tổn thương và ngăn ngừa bệnh Parkinson (theo tạp chí Molecules) (9).

Giúp giảm phản ứng hô hấp: chiết xuất từ giảo cổ lam làm giảm tình trạng hen suyễn và những phản ứng nhạy cảm trong hô hấp, đồng thời giúp giảm viêm đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu này đã giải thích lý do vì sao trà giảo cổ lam còn được dùng điều trị viêm phổi ở Trung Quốc (10).

Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu: kết quả thử nghiệm trên 66 người bị gan nhiễm mỡ không do rượu (trong 4 tháng sử dụng) cho thấy giảo cổ lam là vị thuốc bổ trợ hiệu quả cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu (có kết hợp cùng chế độ ăn kiêng) (11).

Tốt cho chất lượng tinh trùng: cho chiết xuất giảo cổ lam vào tinh trùng lợn và quan sát thì thấy sau khi đông lạnh, khả năng hoạt động của tinh trùng lợn diễn ra tốt hơn (12).

Những dược tính kể trên đã cho thấy tiềm năng làm thuốc và giá trị của giảo cổ lam. Điều này đã giải thích cho việc người ta còn gọi giảo cổ lam là “trường sinh thảo”.

cách phân biệt giảo cổ lam
Trà giảo cổ lam sao thơm

Lưu ý khi dùng giảo cổ lam

Lựa chọn chủng loại: Giảo cổ lam có nhiều loại với các tên khoa học khác nhau. Tuy nhiên, giảo cổ lam 5 lá mà chúng tôi đề cập trong bài viết này có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (tiếp đầu ngữ “penta” nghĩa là 5 (lá)). Đây là loại tốt nhất và cũng được ưa chuộng nhất.

Thời gian sử dụng: các nghiên cứu về độ an toàn của giảo cổ lam chỉ dừng lại ở thời gian 6 tháng, vì vậy, các bệnh nhân cũng chỉ nên dùng dưới 6 tháng cho mỗi đợt điều trị (và tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc khi có ý định dùng tiếp tục dùng vị thuốc này). Ngoài ra, không nên uống trà giảo cổ lam trước khi ngủ để tránh mất ngủ và không uống trà đã để qua đêm.

Đối tượng cần tránh: Những người bị chứng hư hàn, thận hư, sỏi thận, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng giảo cổ lam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất nước từ giảo cổ lam còn có tác dụng chống huyết khối và làm chậm quá trình đông máu (13). Vì vậy, trước và sau khi phẫu thuật, các bệnh nhân không nên dùng trà giảo cổ lam. Ngoài ra, những người bị chứng máu khó đông hay rối loạn xuất huyết cũng không nên dùng giảo cổ lam.

Nguồn tham khảo

1. Chronic toxicity of Gynostemma pentaphyllum, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X04001042, ngày truy cập: 27/10/2019.

2. Antioxidant and Hepatoprotective Effects of Anoectochilus formosanusand Gynostemma pentaphyllum, https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0192415X00000118, ngày truy cập: 27/10/2019.

3. Phytopreventative abtu – hyperlipidemic effects of gynostemma pentaphyllum in rats, http://gynostemma.org/wp-content/uploads/2017/05/gynostemma.pdf, ngày truy cập: 27/10/2019.

4. Cardiovascular effects of the aqueous extract of Gynostemma pentaphyllum Makino, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0944711305000978, ngày truy cập: 27/10/2019.

5. The anti-gastric ulcer effect of Gynostemma pentaphyllum Makino, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0944711304000133, ngày truy cập: 27/10/2019.

6. Isolation and Characterization of Immunostimulatory Polysaccharide from an Herb Tea, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf801101, ngày truy cập: 27/10/2019.

7. Metabonomics Study of the Therapeutic Mechanism of Gynostemma pentaphyllum and Atorvastatin for Hyperlipidemia in Rats, https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0078731, ngày truy cập: 27/10/2019.

8. Catalytic synthesis and antitumor activities of sulfated polysaccharide from Gynostemma pentaphyllum Makino, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0144861710006442, ngày truy cập: 27/10/2019.

9. Neuroprotective Effects of Herbal Ethanol Extracts from Gynostemma pentaphyllum in the 6-Hydroxydopamine-Lesioned Rat Model of Parkinson’s Disease, https://www.mdpi.com/1420-3049/15/4/2814, ngày truy cập: 27/10/2019.

10. Gynostemma pentaphyllum Decreases Allergic Reactions in a Murine Asthmatic Model, https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0192415X08005990, ngày truy cập: 27/10/2019.

11. The add-on effects of Gynostemma pentaphyllum on nonalcoholic fatty liver disease, http://search.proquest.com/openview/f82f20dbb469b8043aa6e06aee3801e0/1?pq-origsite=gscholar&cbl=32528, ngày truy cập: 27/10/2019.

12. Effect of Gynostemma Pentaphyllum Polysaccharide on boar spermatozoa quality following freezing–thawing, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S001122400900056X, ngày truy cập: 27/10/2019.

13. Antithrombotic effect of Gynostemma pentaphyllum, https://europepmc.org/abstract/med/8219678, ngày truy cập: 27/10/2019.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện