Đường thô là gì? Đường thô có tốt không?

Đường thô là gì

Thường ngày, bạn dùng đường gì để nấu ăn? Có phải là đường cát trắng không?

Vâng, nếu như nói đường cát trắng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như rụng tóc, béo phì, mụn nhọt, tiểu đường, tim mạch, ung thư… thì bạn có tin không?

Những thông tin trên đã không còn mới và ngày nay, bạn có thể tra cứu tường tận trên google. Đường cát trắng đã gắn liền với những cụm từ như “cái chết từ thiên đường”, “cái chết trắng”…

Vì vậy, nhiều người đã chuyển sang dùng đường thô để thay thế dần cho đường cát trắng. Vậy, đường thô là gì, nó khác với đường cát trắng ở chỗ nào và nó có tốt không?

Có mấy loại đường?

Đường có trong cơ thể của hầu hết các loại sinh vật, ngay cả các loại rau cũng chứa một lượng đường nhỏ. Đây là dạng đường tự nhiên, vì thế, nó hầu như không gây hại cho sức khỏe (trừ khi chúng ta lạm dụng quá nhiều).

Ăn trái cây
Đường tự nhiên có trong nhiều loại rau củ quả

Ngược lại với đường tự nhiên là đường bổ sung. Đây là loại đường mà ta cho thêm vào thức ăn, nước uống, bánh kẹo… Đường bổ sung thì có rất nhiều loại nhưng có 2 nhóm lớn, đó là đường thô và đường tinh luyện.

Đường thô là gì?

Đường thô là loại đường chưa tinh luyện, chưa trải qua quá trình tách vitamin, khoáng chất và chưa bị tẩy màu. Ví dụ cụ thể hơn, khi chúng ta dùng nước ép mía để nấu thành đường (cô đặc lại) thì nó sẽ cho ra đường thô. Đường này có màu vàng nâu, có hương thơm đặc trưng vì vẫn còn chứa một ít chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất (vì nước mía rất giàu dưỡng chất). Vậy chắc hẳn qua đây bạn đã trả lời được câu hỏi Đường thô là gì rồi phải không ?

Đường thô là gì
Đường mía thô

Sau khi sản xuất ra đường thô, người ta sẽ tiếp tục đem tinh chế (lọc tạp chất, tẩy trắng…) để cho ra đường cát trắng có màu trắng đẹp, không mùi nhưng cũng không còn vitamin và khoáng chất. Vì vậy, đường cát trắng chỉ có năng lượng rỗng!

Đường tinh luyện (đường cát trắng)
Đường tinh luyện (đường cát trắng)

Đường thô có mấy loại?

Đường thô chỉ là tên gọi chung của các loại đường chưa qua tinh chế. Vì vậy, tùy vào nguyên liệu sản xuất mà ta có nhiều loại đường thô như: đường mía thô – đường phên – mật mía (sản xuất từ nước ép mía), đường thốt nốt (sản xuất từ nước chiết bông thốt nốt), đường dừa – mật hoa dừa (sản xuất từ nước chiết hoa dừa), đường dừa nước (sản xuất từ nước chiết hoa dừa nước)…

Đường thốt nốt thô
Đường thốt nốt – một loại đường thô được ưa chuộng hiện nay

Đường thô có tốt không?

Như đã nói ở trên thì đường thô là dạng đường bổ sung nhưng tự nhiên nhất (vì nó chỉ trải qua quá trình xử lý nhiệt để nước bốc hơi, còn lại chất đường và các chất khác).

Vì vậy, so với đường nâu, đường tinh luyện, đường hóa học… thì đường thô tốt cho sức khỏe hơn (vì không chỉ chứa năng lượng mà còn chứa các vitamin và khoáng chất). Vì vậy, đường thô vừa tạo độ ngọt, vừa giúp bồi bổ cơ thể.

Như vậy, đường thô tốt hơn đường cát trắng. Tuy nhiên, bản chất của đường thô vẫn là đường nên vẫn sẽ chứa calo và nếu ăn nhiều thì bạn sẽ dễ bị tăng đường huyết, nóng trong người, béo mập… cùng các tác dụng phụ khác.

Đường thô và đường tinh luyện

Đường thô thường có giá cao hơn đường tinh luyện và về độ ngon thì cũng thơm ngon hơn đường tinh luyện. Tuy nhiên, nó có màu nâu (hoặc vàng nâu) đặc trưng nên sẽ khó dùng trong những món ăn cần độ trong suốt của nước dùng (ví dụ như món canh, món lẩu, nước ngọt, cù lao, pha nước uống…).

Ngược lại, nếu dùng đường khô để pha cà phê, kho cá, nấu chè, kho rau củ quả, xào rau củ quả, làm các loại bánh hấp, bánh nướng… thì sẽ rất thơm ngon.

Bánh bò thốt nốt
Bánh bò đường thốt nốt – đặc sản miền Tây

Nên dùng đường thô hay đường nâu?

Xét về độ tự nhiên thì đường thô tự nhiên hơn đường nâu vì nó được nấu trực tiếp từ nguyên liệu, sau đó được cô đặc thành dạng chảy dẻo, dạng cứng hoặc đổ thành khuôn, rây thành hạt (tùy theo mục đích sử dụng).

Còn đường nâu ngày nay (dạng thương mại) thường được tạo ra bằng cách thêm mật đường vào đường cát trắng.

Đường nâu
Đường nâu

Vì vậy, nếu muốn dùng đường bổ sung dạng tự nhiên nhất thì bạn nên dùng đường thô. Tuy nhiên, cách tốt nhất để hấp thụ đường vẫn là ăn trái cây ngọt vì chúng cung cấp đường tự nhiên nên ít làm tăng đường huyết.

Còn đường nâu, nếu thích thì bạn cũng có thể dùng cho các món cần màu nâu sẫm như bánh nướng (vì đường nâu có màu nâu sẫm trong khi đường thô thì hơi vàng nâu).

Cuối cùng, chúng ta chỉ nên ăn một lượng vừa phải, đủ để cơ thể dùng làm nguồn năng lượng sống. Đường là một trong 4 nhóm chất cơ bản của cơ thể sống, vì vậy, chúng ta không thể bài trừ đường một cách cực đoan. Nếu thiếu đường, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi, hay đói, mất năng lượng, tụt đường huyết… Ngược lại, nếu thừa đường, chúng ta cũng sẽ bị hàng loạt căn bệnh đáng sợ khác mà phổ biến nhất là béo phì, mụn nhọt, tiểu đường…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện