Đường phèn có tốt như bạn nghĩ? Người bị tiểu đường có ăn đường phèn được không?

Dân gian có câu: “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn“. Thật vậy, đường cát ngọt nhưng dễ gây nóng, chỉ cần bạn ăn hơn một muỗng là đã thở ra hơi nóng rồi. Còn đường phèn, ăn vào ngọt nhưng lại không có cảm giác nóng trong người. Vì vậy, nhiều người đã dùng đường phèn thay thế cho đường cát. Thế nhưng, đường phèn liệu có tốt như mọi người hay nghĩ không?

Đường phèn có tốt không ?

Đường phèn tốt hơn đường cát. Vâng, điều này không có gì bàn cãi. Thế nhưng, đường phèn có tốt không, có tốt cho sức khỏe không thì chúng ta cần phải xem xét nhiều hơn.

Thứ nhất, thành phần chính của đường phèn là sucrose vì nó được làm từ đường cát trắng. Vậy nên, bản chất của nó không khác gì so với đường cát trắng (tức đường tinh luyện). Nói cách khác, cả hai loại đường này đều là đường đã tinh luyện: đã được tẩy trắng, không còn màu tự nhiên cũng như không còn vitamin và khoáng chất. Chúng tinh khiết đến 99,9 % và chỉ cung cấp calo (để sinh năng lượng).

Đường phèn có tốt không
Đường phèn

Thứ hai, đường phèn và đường cát có độ ngọt như nhau, chỉ khác nhau ở hình dạng. Đường phèn thường ở dạng tinh thể to nên tan chậm và khi cho vào lưỡi thì ta sẽ có cảm giác ngọt thanh hơn.

Thứ ba, đường phèn cũng chứa khá nhiều calo (383 calo/ 100 g), tương đương với đường thốt nốt. Nhìn chung, lượng calo mà đường phèn cung cấp chỉ bằng 1/3 so với đường cát nhưng nó vẫn ở mức khá cao (mỗi ngày, mỗi người trưởng thành chỉ cần khoảng 2000 calo). Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều đường phèn thì bạn sẽ dễ bị tăng đường huyết, thừa cân, nổi mụn và các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường…

Thứ tư, nhiều người nghĩ rằng đường phèn ngọt mát, tốt cho sức khỏe nên vô tình ăn nhiều mà không kiêng dè. Vì vậy, họ sẽ đối diện với nguy cơ béo phì nhiều hơn.

đường phèn có tốt không
Đường phèn có tốt không

Vì vậy, nếu dùng với lượng vừa đủ để nêm nếm thì đường phèn sẽ tốt hơn đường cát (nhưng không tốt bằng các loại đường thô như đường mật mía, đường thốt nốt, đường dừa…). Ngược lại, nếu dùng quá nhiều thì sẽ gây hại cho sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì mỗi người trưởng thành không nên dùng quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày (không quá 25 g) và trẻ nhỏ thì không nên dùng quá 3 muỗng cà phê đường mỗi ngày (1).

Nên dùng đường nào để tốt cho sức khỏe?

Chúng ta không thể bài trừ đường hoàn toàn bởi vì cơ thể vẫn cần một lượng đường nhất định để duy trì các hoạt động sinh hóa. Nếu thiếu đường, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi, hay đói bụng, choáng váng… Ngược lại, nếu thừa đường, chúng ta sẽ dễ bị rụng tóc, mờ mắt, nổi mụn, thừa cân, máu nhiễm mỡ, vết thương lâu lành, tiểu đường, tim mạch…

Vì vậy, chúng ta cần dùng đường vừa đủ. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn các loại đường thân thiện với sức khỏe như đường tự nhiên (có trong trái cây, rau củ…), mật ong hoặc các loại đường thô như đường thốt nốt, đường mía thô, đường dừa… Các loại đường này, ngoài thành phần đường thì còn chứa nhiều dưỡng chất khác (còn đường cát trắng, đường phèn là dạng đường chỉ cung cấp “calo rỗng”).

Mật ong
Mật ong – một loại đường thân thiện với sức khỏe.

Vì vậy, ngày nay, nhiều người đã dùng đường thô hoặc mật ong để thay thế cho đường phèn và đường cát trắng. Riêng trong Đông y thì đường phèn hay được dùng trong các bài thuốc chưng hấp như tắc chưng đường phèn, lê chưng đường phèn… vì đường phèn có tính mát (theo cảm quan dân gian).

Tham khảo: Đường thô là gì? Đường thô có tốt không?

Người tiểu đường có được dùng đường phèn không?

Với bệnh tiểu đường cần hạn chế dùng đường để tránh tăng đường huyết. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng đường cát lẫn đường phèn (vì bản chất của chúng vẫn là đường, vẫn làm tăng đường huyết). Tương tự như vậy, các bà bầu cũng không nên vì thèm ngọt mà ăn quá nhiều đường (để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ). Nếu thèm ngọt, bạn có thể ăn trái cây hoặc dùng đường cỏ ngọt (vì đường cỏ ngọt không có calo và không làm tăng đường huyết).

    Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Như vậy, với người đang bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao thì nên hạn chế đường và nên ăn nhiều rau củ quả (để cải thiện đường huyết). Ngoài ra, có nhiều bài thuốc giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt. Bạn có thể tham khảo như:

    1. Đậu xanh điều trị tiểu đường
    2. Trà nụ vối điều trị Gút, tiểu đường
    3. Đậu đỏ bí đao điều trị tiểu đường
    Nguồn tham khảo
    1. WHO calls on countries to reduce sugars intake among adults and children, https://www.who.int/news/item/04-03-2015, ngày truy cập: 26/ 03/ 2022.

    HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0
    Hỏi đáp
    Nhắn tin
    Gọi điện