Duối ô rô có công dụng gì và khác gì với cây ô rô cạn ?

Cây Duối ô rô

Ở bài viết trước chúng ta đã biết về cây ô rô nước vị thuốc có công dụng điều trị xơ gan cổ trướng. Cũng theo dân gian có hai loại ô rô là ô ô cạn và ô rô nước, đều có công dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên có một loại cây với tên gọi duối ô rô lại chỉ được trồng làm hàng rào và hầu như không sử dụng trong dược liệu. Bài viết này nhà thuốc xin phép giới thiệu thêm thông tin về loài cây này để mọi người biết cách phân biệt cây ô rô cạn với cây duối ô rô.

Duối ô rô là cây gì ?

Duối ô rô hay cây duối núi, ô rô núi, có tên khoa học là Streblus ilicifolius (Vidal), cây thuộc họ dâu tằm.

Là một dạng cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, toàn cây có nhiều gai sắc nhọn ở cả thân và lá, bởi vậy cây này thường được người dân trồng làm cây hàng rào.

Ngoài ra gai cây này rất cứng, sắc nhọn nên còn được người dân lấy gai lớn của cây làm gai khêu ốc. Lá cây bóng, cứng, có nhiều gai sắc nhọn như hình mũi mác.

Do đặc điểm thân, lá có nhiều gai giống cây ô rô, hình dáng cây lại giống cây duối nên có lẽ vì thế cây được gọi với tên duối ô rô.

Một số hình ảnh về cây duối ô rô

Lá cây duối ô rô
Lá cây duối ô rô
Gai cây duối ô rô
Gai cây duối ô rô

Cây duối ô rô có công dụng gì ?

Cây duối ô rô chủ yếu được trồng làm hàng rào, ít được sử dụng làm thuốc, quả chín có vị ngọt có thể ăn được. Sử dụng duối ô rô làm thuốc hầu như không có thông tin. Do vậy cần lưu ý mọi người không nhầm lẫn cây duối ô rô với cây ô rô, bởi cây này không dùng làm thuốc.

Giới thiệu về cây ô rô cạn

Cây ô rô cạn hay cây sơn ngưu bàng, cây có tên khoa học là Cirsium japonicum Maxim, thuộc họ cúc (1).

Là dạng cây thân thảo sống lâu năm, cây thường có chiều cao khoảng 60cm – 1,50cm, thân lá cũng có nhiều răng cưa sắc nhọn, lá sẻ thành nhiều múi mác nhọn, hoa màu tím. Các bạn có thể xem hình ảnh để thấy rõ hơn mô tả cây ô rô cạn.

Ô rô cạn hay ô rô núi
Ô rô cạn hay ô rô núi

Công dụng của cây ô rô cạn là gì ?

Khác hẳn với duối ô rô, cây ô rô cạn là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều công dụng nổi bật. Theo đông y cây ô rô cạn có vị ngọt đắng, tính bình, vào kinh can (gan). Những công dụng chính của cây này là:

  • Điều trị viêm gan
  • Giải độc gan
  • Cầm máu
  • Điều trị băng huyết, rong kinh, chảy máu cam
  • Hạ huyết áp

Các dùng, liều dùng:

Dùng toàn bộ cây bao gồm cả thân, lá, rễ dùng dưới dạng thuốc sắc, với liều dùng khoảng 20g-30g khô/ngày. Dùng thuốc sắc hoặc pha hãm đều được.

Có thể nói ô rô cạn là một vị thuốc quý trong đông y với nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là cho chức năng gan, huyết áp cao và tác dụng cầm máu.

Các phân biệt cây ô rô cạn với duối ô rô

Để ý bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt lớn giữa 2 cây này đó là:

  • Duối ô rô là cây thân gỗ nhỏ, nhiều gai, thuộc họ dâu tằm.
  • Ô rô cạn là cây thân thảo, nhiều răng cưa sắc nhọn, cây thuộc họ cúc.

Vì vậy, hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh nhầm lẫn, đặc biệt là những loại thảo dược có tên gọi gần giống nhau bạn nhé. Caythuoc.org mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn.

Lưu ý:

Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không nên tự ý thu hái sử dụng dược liệu để bảo đảm an toàn, hãy luôn tham vấn ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

  1. Ô rô cạn, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ô_rô_cạn, ngày truy cập 29/11/2023[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện