Dùng nha đam làm miếng dán hạ sốt có hiệu quả không?

Ở xóm tôi, hầu như nhà nào cũng có trồng vài bụi nha đam xanh ngắt. Bạn biết đấy, nha đam không thể tạo dáng, cũng không thể cắt tỉa nhưng lại là loại cây cảnh rất đẹp.

Hơn nữa, nha đam cũng không cần chăm sóc nhiều. Chỉ cần bạn chọn đất tốt, xốp, thoáng khí và tưới nước đầy đủ, tránh ngập úng là nó sẽ nở bẹ rất nhanh.

Thịt nha đam làm thức uống, làm mặt nạ dưỡng da cùng nước vo gạo và còn có 1 công dụng tiện lợi khác nữa, đó là hạ sốt. Phương pháp hạ sốt bằng nha đam khá an toàn, dễ thực hiện và không để lại tác dụng phụ như thuốc Tây. Vì vậy, với những người kiêng thuốc Tây thì đây là một kinh nghiệm rất hữu ích đấy!

Sơ nét về tác dụng hạ sốt của nha đam

Theo tạp chí Biletung Nursing Journal, khi trẻ em bị sốt thì chườm mát là thao tác cơ bản và dễ nhất để giúp trẻ hạ nhiệt. Trong đó, chườm mát bằng nha đam được xem là cách mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, kết quả nghiên cứu trên các nhóm đối chứng (trên 40 trẻ em) cho thấy sau khi chườm nha đam, nhiệt độ cơ thể của các bé giảm nhiều hơn so với chườm nước ấm (1).

Lô hội (nha đam)
Lô hội (nha đam)
  • Bên cạnh đó, nha đam còn được xếp vào danh sách 32 loài cây có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và có thể dùng điều trị sốt thương hàn (2).

Cách dùng nha đam để hạ sốt, hạ nhiệt cơ thể

Có 2 cách dùng nha đam để hạ sốt, đó là dùng ngoài và uống (nên dùng ngoài trước, nếu dùng ngoài mà không thấy hiệu quả thì mới uống).

1. Dùng ngoài

Nha đam không chỉ là thức uống thanh mát mà còn có tác dụng hạ nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Vì vậy, bạn có thể tự tay thực hiện tại nhà bằng cách đơn giản nhất.

Nha đam
Miếng nha đam đã gọt vỏ

Cách thực hiện: bạn lấy một ít nha đam, rửa sạch, sau đó gọt sạch vỏ và giã nhuyễn rồi dùng phần hỗn hợp đó bôi nhẹ lên cơ thể ở các phần trán, chân, tay, lưng rồi massage nhẹ nhàng trong 10 đến 15 phút. Sau đó, bạn lau người lại bằng nước ấm (thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơ thể hạ nhiệt, hết sốt).

Lưu ý:

  • Không bôi nha đam lên các vết thương hở.
  • Người mẫn cảm, dễ dị ứng với các thành phần của nha đam thì không nên dùng.
  • Phải gọt sạch vỏ và rửa thật sạch thịt nha đam (gọt bỏ phần gốc của bẹ nha đam vì phần này chứa rất nhiều mủ xanh xanh vàng vàng, mủ này có độc).

2. Dùng trong

Sau khi thoa nha đam, nếu thấy không có hiệu quả đáng kể thì bạn có thể lấy một ít nha đam, rửa sạch, gọt vỏ thật sạch rồi ngâm rửa lại bằng nước muối và nước lã. Sau đó, lấy phần thịt nha đam (khoảng 10 gam), cho vào máy xay sinh tố, đổ vào một ít nước ấm và xay nhuyễn (nếu không dùng máy xay thì bạn có thể giã nhuyễn rồi cho vào ít nước).

Cách uống: Chia phần nước nha đam thành 2 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 3 – 4 giờ, uống sau mỗi bữa ăn khoảng 20 phút (không dùng quá liều và nên cho thêm chút nước đá để lạnh lạnh dễ uống).

Những người không nên uống nha đam:

  • Những người dạ dày yếu, hay bị lạnh bụng thì khi uống nha đam có thể bị tiêu chảy.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không nên uống.
  • Người bị bệnh gan, thận, tiểu đường, trĩ, xương khớp… không nên dùng.
  • Người dị ứng với các thành phần của nha đam không được dùng (3).

Chú ý: Nên cẩn trọng với phần mủ màu vàng hoặc màu xanh có trong nha đam (vì mủ này có độc). Vì vậy, tuyệt đối không dùng phần thịt đã bị bám chất mủ đó.

Cuối cùng, nếu đã dùng nha đam mà cơn sốt vẫn không hạ hoặc có dấu hiệu sốt cao (hay các dấu hiệu nguy hiểm khác) thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị sớm nhé!

Kim Lụa

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện