Dưa cải muối, dưa chua ăn nhiều có tốt không?

Dưa cải muối ăn nhiều có tốt không

Nói đến dưa chua thì chúng ta có nhiều công thức như dưa leo muối, dưa cải muối, dưa gang muối, cà pháo làm dưa, củ cải làm dưa… Ngoài ra, ở quê tôi còn có một món đặc sắc hơn nữa, đó là củ hủ dừa làm dưa.

Và bạn biết đây, qua Tết là thời điểm các món ăn “tồn đọng” được xử lý. Bánh Tét, bánh ít… thì hấp lại hoặc phơi khô rồi chiên. Bánh mứt thì đem cất vào ngăn mát tủ lạnh. Dưa chua thì dễ hơn, chỉ cần để trong keo như thế, tiếp tục ngâm…

Nói chung, dưa chua là những món rau củ lên men, có món thiên về vị mặn, có món thiên về vị ngọt, có món thiên về vị chua… Sở dĩ dân gian nghĩ ra món dưa chua này là vì trước đây, giao thông còn chưa thuận tiện, vận chuyển xa thì thực phẩm dễ bị hư. Hơn nữa, vì không có tủ lạnh nên chúng ta phải dùng phương pháp muối, lên men… để sử dụng lâu hơn. Theo tư liệu thì món dưa chua được có nguồn gốc từ Ấn Độ và được biết đến từ 4000 năm trước.

Dưa chua
Dưa chua – món ngon mỗi ngày

Đặc biệt, vào dịp Tết đến, xuân về thì món dưa chua là không thể thiếu. Bởi vì theo truyền thống, vào những ngày Tết, nhà nhà đều có các món nhiều thịt mỡ, gạo nếp… nhìn chung là các món bồi bổ. Tuy nhiên, bổ quá thì dễ ứ trệ, gây khó tiêu, vì vậy, cần dùng thêm các thực phẩm lên men để trung hòa lại, giúp dễ tiêu hóa hơn.

Trong dưa chua có gì? Ăn dưa chua có tác dụng gì?

Theo công bố từ Phòng Nông Nghiệp và Dữ liệu dinh dưỡng Hoa Kỳ thì trong 100 g dưa muối (cà pháo và dưa leo), có 11 calo; 2,3 g carbohydrate, 0,85 g chất xơ; 808 mg natri; 0,6 g chất đạm; 1,14 g đường và không có vitamin.

Như đã nói, dưa chua là thực phẩm lên men nên nó sẽ giúp dễ tiêu hóa và tốt cho đường ruột, làm tăng lợi khuẩn trong ruột.

Với những người cảm thấy lạt miệng, chán ăn… thì ăn một chút dưa chua sẽ kích thích sự thèm ăn. Vì vậy, những món như dưa cải muối và “dưa cải muối đem xào với tỏi”… là những món rất “đưa cơm”.

Ăn nhiều dưa cải, dưa chua… có tốt không?

Dưa cải, dưa chua… là món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sai cách thì nó vẫn có thể gây hại.

Dưa muối
Dưa cải và dưa chua – món ăn yêu thích của nhiều người

Ví dụ, với cải bẹ, cà và dưa chuột, nếu bạn muối chưa tới, ngâm giấm chưa tới (vẫn còn màu xanh, chưa ngả màu, vị hăng hăng)… thì nó vừa không ngon, vừa có hại cho sức khỏe vì chứa chất nitrosamine gây ung thư.

Bên cạnh đó, nếu bạn để quá lâu (vì nghĩ rằng đã muối chua, lên men)… thì món ăn ấy cũng có thể bị biến chất và có hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, vì các món dưa muối thường chứa nhiều muối (ví dụ như củ cải muối, cải bẹ muối – dưa cải…) nên người bị tim mạch và cao huyết áp không nên ăn. Người bị cường giáp cũng không nên ăn. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn thì có thể ăn một ít nhưng phải rửa nhiều lần cho bớt vị mặn.

Một điều quan trọng nữa là: nhiều người có thói quen ăn dư thì bỏ lại, để lần sau ăn tiếp. Thói quen này có thể dẫn đến các vấn đề về an toàn thực phẩm, bởi vì sau khi bạn lấy ra khỏi keo và chất ra dĩa thì thức ăn sẽ bị ôi thiu dần và nhiễm khuẩn dần.

Một số lời khuyên khi sử dụng dưa chua

Theo lương y Nguyễn Công Đức thì mỗi người, mỗi ngày không nên ăn quá 30 g (nghĩa là chỉ ăn 2 đũa trở lại). Ngoài ra, món ăn này cũng không nên ăn thường xuyên (1 tuần không quá 2 lần).

Và nếu có điều kiện, bạn hãy tự muối chua để đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Nếu muốn hũ dưa chua ngon hơn, bạn có thể thái thêm vài lát tỏi, để thêm vài trái ớt, một ít rau muống cọng, một ít bắp cải trắng, một ít củ cải trắng, củ cải đỏ, củ kiệu, củ hủ dừa… (1).

  1. Dưa muối ăn nhiều có tốt không?, https://www.youtube.com/watch?v=A5wCJ70okts, ngày truy cập: 23/ 01/ 2023[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện