Nhà mình thường dùng bột nêm từ rễ ngưu báng. Bột nêm này rất ngon và tốt cho sức khỏe vì nó có thể thay thế cho bột nêm công nghiệp (hay bột ngọt), ngoài ra đây còn là một vị thuốc quý. Bạn đã biết cách điều trị quai bị bằng rễ ngưu báng chưa, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Không chỉ thế, trong đời sống hàng ngày, rễ ngưu báng còn quen thuộc với gia đình mình qua những bài thuốc dân gian.
Hôm nay, mình xin chia sẻ một bài thuốc cực kỳ hiệu quả trị quai bị từ rễ ngưu báng. Mọi người cùng tham khảo nha.
Vài nét về bệnh quai bị
Bệnh quai bị là tình trạng tuyến nước bọt bị sưng đau, hai bên hàm phình ra và có thể gây sốt. Bệnh này rất dễ lây nhiễm và tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm (đặc biệt là ở nam giới).
Vì vậy, khi có dấu hiệu bị bệnh, bạn cần kiểm tra và có chế độ chăm sóc – điều trị phù hợp nhằm hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn do bệnh gây nên.
Cách dùng ngưu báng
Rễ ngưu báng hay củ ngưu bàng.
Theo kinh nghiệm dân gian quê mình, rễ ngưu báng có tác dụng trị phong, tán nhiệt và giải độc rất tốt. Trong trường hợp bị quai bị, bạn chỉ cần dùng khoảng 30 g đến 50 g rễ ngưu báng (tươi hay khô đều được), cho vào nồi/ ấm cùng với 300 ml nước, sắc còn 100 ml nước thì nhắc xuống, chắt lấy nước, bỏ bã.
Tiếp theo, bạn cho một ít gạo, nấu thành cháo, đợi cháo chín thì đổ nước ngưu báng đã sắc vào, khuấy đều và ăn khi còn nóng.
Liều lượng: dùng ngày 2 lần (trong khoảng 3 ngày, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm, dùng khoảng 1 tuần sẽ hết hoàn toàn).
Đây là bài thuốc mình được hướng dẫn từ một vị lương y làm trong ngành y học cổ truyền. Mình rất yêu thích những bài thuốc điều trị bệnh từ thực phẩm, thảo dược vì mình tin mẹ thiên nhiên luôn có đủ cho tất cả chúng ta và việc chúng ta ứng dụng những món quà này vào cuộc sống cũng là cách chúng ta sống hài hòa với đất trời.
Lưu ý: Với trường hợp quai bị nặng, gây nhức đau, sốt nóng thì cần đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bị quai bị cũng cần giữ gìn vệ sinh, nếu có thể thì tắm bằng nước nấu từ các loại thảo mộc có tính mát, giúp kháng khuẩn kháng viêm, như thế sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.
Thông tin thêm
Ngưu bàng hay ngưu báng là loại thảo dược có bộ rễ có giá trị cao. Rễ ngưu báng có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Loại cây này thường được trồng ở Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên… Trước đây, nước ta rất ít cây này, hầu như chỉ có thể mua ở các hiệu thuốc tàu.
Ngày nay, nhờ công dụng nổi trội mà cây ngưu báng đã được trồng ở nước ta và được ứng dụng nhiều hơn trong thực phẩm, y học…
Ngoài ngưu bàng thì nhiều vị thuốc khác cũng có tác dụng điều trị quai bị, trong đó có:
- Củ khoai tây: Vâng, củ khoai tây tươi, bạn rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nát, sau đó hòa với một ít giấm và đắp một lớp mỏng lên chỗ bị quai bị (theo kinh nghiệm dân gian). Ghi chú: nên kết hợp thêm thuốc uống để mau hết bệnh từ bên trong.
- Ngải cứu: Bạn dùng lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng quai bị. Sau 1 – 2 tiếng, phần thuốc sẽ hay hơi, khô lại. Vì vậy, bạn chịu khó làm thêm phần thuốc mới nhé. Mỗi ngày đắp 3, 4 lần như thế, sau 2 – 4 ngày sẽ khỏi (kết hợp thêm thuốc uống điều trị quai bị).
- Bồ công anh: Bồ công anh nổi tiếng là loại trà giúp thanh nhiệt giải độc, vì vậy, nếu bạn bị quai bị thì bạn có thể uống trà bồ công anh (dạng túi lọc là tiện nhất) để hỗ trợ điều trị bệnh. Được biết, bồ công anh điều trị các dạng mụn nhọt và viêm sưng rất tốt (vì nó làm mát cơ thể). Còn như bạn có sẵn bồ công anh phơi khô thì bạn lấy 10 g thảo dược khô, nấu lấy nước uống như trà nha!
Vy Thảo – Tuyết Nhi