Địa du vị thuốc cầm máu, điều trị băng huyết

Cây địa du

Có một vị thuốc giúp cầm máu, điều trị băng huyết hiệu quả cao từ trong dân gian, rất cần thiết đặc biệt là cho chị em phụ nữ đó là vị thuốc cây địa du – Một vị thuốc nam có rất nhiều công dụng đáng chú ý.

Cây địa du có tên khoa học là Sanguisorba officinalis, thuộc họ hoa hồng (1).

Mô tả

Đây là một dạng cây thân thảo, sống lâu năm, cây thường mọc sát mặt đất với chiều cao chỉ khoảng 30cm. Cây thường mọc lẫn với các thảm cỏ. Ở nước ta ít thấy cây này.

Thân cây màu nâu ẩn sát đất, lá mọc đua dài lên dạng lá kép hình chân chim với các lá con mọc đối xứng nhau. Mép lá nhiều răng cưa.

Hoa và quả mọc ở ngọn, hoa có màu nâu mọc gọn thành từng bông có hình dáng tựa như bông ngoáy tai. Mỗi hoa tạo 1 quả với 2-3 nhân hạt.

Phân bố thu hái

Cây này ít thấy có ở nước ta, thi thoảng thấy ở một số khu vực giáp biên giới Trung Quốc. Sử dụng làm thuốc người dân sẽ thu hái toàn bộ cây, đem về rửa sạch, cắt ngắn phơi khô để sử dụng làm thuốc.

Tính vị

Cây có vị đắng, tính hơi hàn.

Công dụng của cây địa du

Địa du có nhiều công dụng nổi bật, được ghi chép trong cuốn sách nổi tiếng được coi là cẩm nang y học cổ truyền, đó là cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi (2). Theo tài liệu này, địa du có những công dụng sau:

  • Cầm máu: Địa du được sử dụng để kiểm soát các tình trạng bất thường về chảy máu như băng huyết, chảy máu cam (epistaxis), đại tiểu tiện ra máu, và triệu chứng của trĩ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Địa du cũng được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Chống viêm: Ngoài khả năng cầm máu, địa du cũng có tác dụng kháng viêm và có thể giúp giảm viêm nhiễm.

Đối tượng sử dụng

Vị thuốc địa du được dân gian ứng dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, bao gồm:

  • Phụ nữ băng huyết sau sinh nở
  • Rong kinh kéo dài
  • Đại tiện, tiểu tiện ra máu
  • Bệnh trĩ, lòi dom
  • Chảy máu cam
  • Ho ra máu, nôn ra máu
  • Tiêu chảy, tiêu hoá kém

Cách dùng làm thuốc

Liều dùng: 8g – 10g/người/ngày dùng dưới dạng thuốc sắc uống.

Cách dùng kết hợp:

  • Chuẩn bị: 8g địa du, 2g cam thảo, 20g đại táo, cao da lừa 3g (nếu có)
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch một lần, sắc với khoảng 1 lít nước. Đun cạn lấy khoảng 300ml nước thuốc, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn.

Dùng độc vị: Ngoài cách dùng kết hợp trên, người dùng có thể dùng độc vị, rửa sạch hãm nước uống hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh trĩ. Bởi địa du vốn là vị thuốc không độc, có thể dùng hàng ngày không kể liều lượng.

Lưu ý khi dùng địa du làm thuốc:

Khi sử dụng cây địa du hoặc bất kỳ thảo dược nào khác, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  1. Nhờ sự tư vấn của các chuyên gia y học cổ truyền: Trước khi bắt đầu sử dụng cây thuốc này hoặc bất kỳ thảo dược nào, bạn nên thảo luận với các chuyên gia y học cổ truyền. Các chuyên gia căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn từ đó sẽ có hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách dùng phù hợp.
  2. Sử dụng đúng liều lượng: Tuân thủ liều lượng được đề xuất và không vượt quá mức được khuyến nghị. Sử dụng cây địa du một cách cẩn thận và không tự ý thay đổi liều lượng.
  3. Dùng thảo dược có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng loại cây địa du chuẩn và chất lượng đáng tin cậy để bảo đảm hiệu quả trong quá trình sử dụng.
  4. Theo dõi phản ứng phụ: Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và thảo luận với bác sĩ.
  5. Không sử dụng trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng cây địa du, trừ khi được chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.
  6. Bảo quản đúng cách: Bảo quản cây địa du ở nơi khô ráo, thoáng mát, và tránh ánh nắng trực tiếp.
  7. Theo dõi tình trạng sức khỏe: Nếu bạn sử dụng cây địa du để điều trị một tình trạng sức khỏe cụ thể, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thảo luận với bác sĩ y học cổ truyền về sự tiến triển và điều chỉnh cần thiết.

Các nghiên cứu đáng chú ý

  1. Thành phần hoá học và đặc tính dược liệu: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Kyung Hee, Seoul 02447, Hàn Quốc qua các thử nghiệm đã xác định thành phần hoá học của cây bao gồm: ziyuglycoside I, ziyuglycoside II và sanguiin H-6. Đặc biệt là vai trò tiềm năng của các hoạt chất này trong các ứng dụng lâm sàng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, cầm máu và hỗ trợ điều trị ung thư (3).
  2. Hoạt động điều hoà miễn dịch, cầm máu và chống ung thư: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cát Lâm, Trường Xuân 130021, Trung Quốc thông qua thí nghiệm trên chuột đã xác định thành phần hoá học và đặc tính điều hoà miễn dịch, chống khối u của cây thuốc này bằng cơ chế tăng cường miễn dịch. Đây là một trong những vị thuốc rất tiềm năng trong thời gian sắp tới (4).

Tóm lại

Việc sử dụng địa du để điều trị bệnh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người có kiến thức về thảo dược hoặc chuyên gia y học cổ truyền. Lưu ý, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân, việc sử dụng thảo dược cần được thực hiện cẩn thận và được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

  1. Địa du, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_du, ngày truy cập 03/9/2023[]
  2. Cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, trang 305[]
  3. Phytotherapeutic Activities of Sanguisorba officinalis and its Chemical Constituents: A Review, https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0192415X18500155, ngày truy cập 04/9/2023[]
  4. Anti-tumor and immunomodulating activities of a polysaccharide from the root of Sanguisorba officinalis L. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0141813012002000 ngày truy cập 04/9/2023[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện