Dây thìa canh kỵ gì, cần chú ý gì khi sử dụng ? ( 2)

Dây thìa canh có tên khoa học Gymnema sylvestre, là loại dược liệu ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được rất nhiều các quốc gia trên thế giới tin dùng trong đó có Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên mấy ai biết được rằng dây thìa canh nếu không biết cách dùng, cách kiêng kỵ có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

Các nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về cây dây thìa canh đều xác định được rằng, dây thìa canh là một loại thảo dược có hoạt tính hạ đường huyết, hạ huyết áp và giảm béo. Thời gian qua cây dây thìa canh là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường về tính hiệu quả trong tác dụng, và tính tiết kiệm trong chi phí điều trị.

Dây thìa canh kỵ gì ?

Mặc dù được biết đến là một loại thảo mộc điều trị tiểu đường – một trong những phương pháp điều trị được cho là rất an toàn. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu không biết cách sử dụng, hoặc dùng sai liều lượng, không biết cách kiêng kỵ người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ tiêu cực. 

Dưới đây là một số loại thuốc, thực phẩm, thảo dược kỵ với dây thìa canh người bệnh tiểu đường cần lưu ý.

1. Thuốc hạ huyết áp:

Bản thân dây thìa canh đã có tác dụng hạ áp, nếu dùng thêm với các loại thuốc hạ huyết áp khác có thể khiến huyết áp người bệnh giảm sâu, dẫn đến váng đầu, hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp. Do vậy, liều lượng và thời gian sử dụng cần được người bệnh hết sức lưu ý, không dùng thuốc vào lúc đói, không tự ý sử dụng mà cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

2. Thuốc hạ đường huyết

Như các bạn đã biết, tác dụng chính của dây thìa canh là hạ đường huyết vượt trội, thậm chí nếu dùng quá liều người bệnh có thể gặp phải tình trạng đường huyết giảm quá mức.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường không nên dùng đồng thời dây thìa canh chung với thuốc hạ đường huyết. Bởi nó sẽ làm cho đường huyết giảm mạnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Dây thìa canh kỵ gì
Viên dây thìa canh – Dây thìa canh kỵ gì

3. Dây thìa canh kỵ lá phan tả diệp

Theo kinh nghiệm dân gian dây thìa canh kỵ với lá phan tả diệp bởi, dây thìa canh có tính mát, dùng quá liều cũng có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt nếu dây thìa canh dùng chung với lá phan tả diệp (một vị thuốc thông đại tiện) sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy mạnh, người bệnh có nguy cơ bị tiêu chảy nhanh chóng.

Vì vậy, không nên dùng chung dây thìa canh với lá phan tả diệp.

4. Dây thìa canh kỵ quả bứa

Dây thìa canh được cho là kỵ với quả bứa, một loại quả được dân gian sử dụng giúp giảm béo, giảm cảm giác thèm ăn. Nếu dùng chung hai loại dược liệu này với nhau, người bệnh tiểu đường có thể bị giảm cảm giác thèm ăn nhanh chóng, bởi dây thìa canh cũng có hoạt chất làm giảm cảm giác thèm ăn. Có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, nhất là những bệnh nhân gầy yếu, kém ăn.

5. Dây thìa canh kỵ với rau muống

Cũng theo dân gian, dây thìa canh kỵ với rau muống, nếu dùng chung rau muống và dây thìa canh cùng lúc có thể làm giảm đi hiệu quả hỗ trợ điều trị tiểu đường của vị thuốc này.

Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên hạn chế ăn rau muống nếu đang dùng thuốc dây thìa canh, hoặc dùng dây thìa canh cách xa bữa ăn ít nhất khoảng 1,5 giờ.

Trồng dây thìa canh tại Nam Định
Thu hái cây dây thìa canh

Những lưu ý khi dùng dây thìa canh

Mặc dù vị thuốc này khá an toàn, không có độc tính, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất cảm giác vị ngọt… Vì vậy khi sử dụng làm thuốc cần chú ý đến liều lượng và một số kiến thức cần thiết để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Không dùng quá liều lượng

Việc dùng quá liều lượng dây thìa canh có thể khiến người dùng bị tụt đường huyết, biểu hiện da xanh tái, người mệt mỏi bất thường, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt.

Liều dùng dây thìa canh tốt nhất là khoảng dưới 20g khô/người/ngày. Nên uống sau bữa ăn, tránh uống dây thìa canh vào lúc đói, vì có thể gây tụt đường huyết nhanh chóng.

2. Không dùng cho người sau phẫu thuật ít nhất 2 tuần

Dây thìa canh được cho là có thể ảnh hưởng không tốt đến người sau phẫu thuật, vì vậy người bệnh không nên sử dụng sau phẫu thuật ít nhất 2 tuần.

3. Không dùng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai dùng dây thìa canh có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, do vậy mẹ bầu nên lưu ý điều này.

4. Không dùng dây thìa canh cho người mắc bệnh về chức năng gan, thận

Các bệnh nhân mắc các bệnh về chức năng gan, thận, những bệnh nhân đang dùng thuốc về gan cũng không nên uống dây thìa canh.

5. Không dùng dây thìa canh cho người mắc các bệnh về hệ tiêu hoá, dạ dày, đường ruột.

Dây thìa canh có thể làm ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa người bệnh dạ dày, đường ruột, vì vậy bệnh nhân cần lưu ý điều này.

Lưu ý khi dùng dây thìa canh cho người huyết áp thấp

Dây thìa canh có tác dụng hạ huyết áp, với người huyết áp thấp khi sử dụng cần chú ý, chỉ nên dùng liều lượng bằng một nửa so với người bình thường để tránh tình trạng tụt huyết áp. Nên thêm vài lát gừng mỏng vào sắc uống cùng sẽ tránh được tình trạng trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 những suy nghĩ trên “Dây thìa canh kỵ gì, cần chú ý gì khi sử dụng ? ( 2)

    • Caythuoc.org nói:

      Chào bạn.
      Bởi các vị thuốc này không kỵ nhau, nên Dây thìa canh bạn có thể dùng chung với bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên và xạ đen. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng cách dùng, nên liên hệ trực tiếp với các bác sỹ y học cổ truyền để được tư vấn về cách dùng và liều dùng cụ thể, bởi tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, nên việc phối kết hợp các vị thuốc cần được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia bạn nhé.

2
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện