Đau cứng cổ khi ngủ dậy là bệnh gì?

Đau cứng cổ khi ngủ dậy là bệnh gì

Có một dạo, mình bỗng nhiên bị đau cứng cổ. Mỗi lần ngủ dậy, cổ mình đều đau mỏi và nhức, không thể nghiêng đầu qua trái hay qua phải (ngước lên hay cúi xuống cũng đau). Mình xoa bóp, thoa dầu, cạo gió…, làm mọi cách đều không hết.

Vì vậy, mình ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Người bán thuốc bảo có nhiều lý do khiến cho đau cứng cổ nhưng trường hợp của mình là do do thời tiết lạnh, máu huyết không lưu thông.

Đau cứng cổ làm gì cho hết?

Sau hai lần uống thuốc thì mình hết đau cứng cổ thật. Tuy nhiên, vài ngày sau, chứng đau cứng cổ lại tái phát và mình lại ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Được vài ngày ngưng thuốc, nó lại tái phát lần nữa.

ì khi thức dậy là bệnh gì

Thế là mình nhớ ra hồng hoa (hay còn gọi là hoa rum) – đây là vị thuốc mà chị em mình hay dùng khi bị đau bụng kinh (vì nó giúp hoạt huyết tán ứ). Thế là mình mua một ít hồng hoa về, mỗi lần múc 1 muỗng nhỏ, cho vào ly rồi đổ nước sôi vào, đợi nguội thì uống như trà. Nước hồng hoa có màu đỏ cam rất đẹp. Ngày hôm đó, mình uống 2 lần, sáng và chiều. Thế là cái cổ giảm đau rõ rệt, có thể xoay qua xoay lại. Hôm sau, mình uống 2 lần nữa thì ngưng (vì hồng hoa uống nhiều quá sẽ làm hao tổn cơ thể, rong kinh…). Cho đến bây giờ, đã hơn 2 tháng, chứng đau cứng cổ vẫn chưa tái phát lần nào.

Vì vậy, nếu bạn bị đau cứng cổ do máu huyết không lưu thông thì bạn có thể thử với hồng hoa (cần hỏi ý thầy thuốc trước khi dùng). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang bị rong kinh không được dùng (vì có thể làm sẩy thai, rong kinh nặng hơn).

Lưu ý: Không được uống quá nhiều (vì hồng hoa có tác dụng mạnh). Ngoài ra, sau khi uống 2 lần, nếu không thấy thuyên giảm thì nên đến bệnh viện khám vì đau cứng cổ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Đau cứng cổ không xoay đầu được

Đau cứng cổ khi ngủ dậy là bệnh gì?

Đau cứng cổ là dấu hiệu của nhiều loại bệnh và tình trạng khác nhau như:

  • Thiếu sự vận động vùng cổ: những người làm việc văn phòng thường nhìn trực tiếp vào máy tính, ít cử động cổ nên khiến máu huyết vùng cổ kém lưu thông, gây đau cứng.
  • Ngủ sai tư thế, kê gối quá cao: Những người kê gối quá cao khi ngủ, hoặc khi ngủ đầu ngoẹo sang một bên, đầu rúc xuống… cũng có thể bị đau cứng cổ sau khi thức dậy.
  • Bị chấn thương: khi bị một vật nặng rơi xuống hoặc mang vác vật quá nặng làm tổn thương phần mô mềm ở cổ và vai.
  • Do bị thoát vị đĩa đệm sống cổ khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép, gây đau cứng.
  • Do hẹp ống sống cổ làm tủy sống và các dây thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này thường đi kèm đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay.
  • Do thoái hóa vì tuổi tác hoặc vì một số nguyên nhân khác (như thiếu vận động hoặc vận động quá nhiều), dấu hiệu là cột sống cổ, đốt sống cổ hoặc phần đĩa đệm, phần sụn khớp… bị thoái hóa.
  • Do viêm màng não khiến cho não tủy bị viêm nhiễm, cột sống cũng bị viêm nhiễm và dẫn đến đau cứng cổ (thường kèm theo buồn nôn, nhức đầu, mẫn cảm với ánh sáng…).

Trường hợp nguy cấp

Nếu là đau cứng cổ do ngủ sai tư thế thì bạn cần nghỉ ngơi, không nên tác động mạnh hoặc cố ý xoay cổ. Bạn cứ thong thả, nó sẽ tự hết sau 1 ngày (có thể dùng chút dầu gió xoa bóp cho máu huyết lưu thông).

Ngược lại, nếu do bệnh tật thì bạn cần điều trị căn bệnh đó.

Lưu ý: nếu bạn thấy tình trạng đau cứng cổ có kèm theo một trong các biểu hiện sau đây thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Đó là:

  • Đau cứng cổ liên tục ngày này qua ngày khác, hơn 1 tuần vẫn không hết.
  • Đau cứng cổ có kèm theo sốt nóng, nôn mửa, mệt mỏi buồn ngủ không rõ lý do, nhức đầu…
  • Đau cứng cổ nặng đến mức không chịu nổi.
  • Đau cứng cổ và cơn đau lan xuống tay chân, cơ thể mỏi mệt, không có sức, nhức đầu, ngứa… (1).

Nhìn chung, đau cứng cổ là tình trạng thường gặp, tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Để phòng ngừa đau cứng cổ, bạn nên rèn luyện cho mình thói quen vận động điều độ để máu huyết lưu thông. Ngoài ra, bạn cũng cần chăm sóc giấc ngủ, tư thế ngủ cũng như sức khỏe tổng thể để phòng bệnh tốt hơn, bạn nhé!

  1. Vì sao bị đau cứng cổ khi thức dậy?https://medlatec.vn/tin-tuc/di-tim-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-khi-bi-dau-cung-co-s68-n30683, ngày 10/ 02/ 2023[]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện