Cúc chân vịt hay cỏ chân vịt Ấn có những công dụng gì ? ( 2)

Cỏ Cúc chân vịt ấn độ

Cúc chân vịt hay cỏ chân vịt Ấn Độ là một loại cây thân thảo, phân bố nhiều ở Ấn Độ, được dân gian tại Ấn Độ và một số quốc gia Nam Á sử dụng làm thảo dược để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như bệnh động kinh và kích thích tình dục. Tuy nhiên cách dùng, liều dùng cúc chân vịt làm thuốc thế nào thì không phải ai cũng biết.

Gần đây cây cúc Ấn Độ nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người, nhất là nam giới bởi công dụng kích thích tình dục của nó. Nhiều người càng quan tâm hơn khi biết đó là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ – Quốc gia vốn có một nền y học cổ truyền phát triển rất nổi tiếng. Vậy chúng ta hãy cùng như đi tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này nhé.

Giới thiệu về cúc chân vịt

Tên khoa học: Sphaeranthus indicus Linn, thuộc họ cúc.

Mô tả

  • Dạng cây thân thảo, với thân hình trụ có thể cao tới 50cm.
  • Lá có lông nhỏ, lá có kích thước dài rộng 5 x 2cm.
  • Hoa mọc thành từng bông đơn độc,  hình cầu, cách cánh hoa màu tím.
  • Quả thuôn dài, bên trong có các hạt bị nén lại.

Khu vực phân bố

Cây này mọc nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Úc nhưng chưa thấy có ở Việt Nam.

Được cây cúc chân vịt thường mọc ở các vùng đồng bằng, bên cạnh các chân ruộng lúa khô dáo, các cùng đất hoang hoá.

Tính vị

Cây có mùi rất thơm, vị đắng, tính ấm.

Bộ phận dùng: Toàn cây, cả hoa, hạt và rễ cây mỗi bộ phận của cây lại có một công dụng riêng. Có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được, dùng tươi như một loại rau hoặc dùng khô sắc uống hay tán bột sử dụng.

Công dụng của cây cúc chân vịt

Theo các tài liệu, cúc chân vịt được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ từ thời cổ đại cho đến ngày nay, loài cây này ngoài được sử dụng làm thuốc, nó còn được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Theo NCBI, cúc chân vị có rất nhiều công dụng hữu ích, dưới đây là những công dụng chính của vị thuốc này (1).

  1. Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, co giật, điên cuồng
  2. Điều trị tâm thần phân liệt.
  3. Hen suyễn (Các nghiên cứu cho thấy, chiết suất từ cây này có tác dụng giãn phế quản rất đáng kể).
  4. Bảo vệ gan, điều trị vàng da.
  5. Rễ cây có tác dụng Kích thích tình dục
  6. Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường (2).
  7. Điều trị bệnh ngoài da, lở ngứa, viêm nấm (3).
Cỏ Cúc chân vịt ấn độ
Hình ảnh cây cúc chân vịt

Cách dùng cỏ chân vịt Ấn làm thuốc

Cách chế biến:

Cây tươi thu hái về, rửa sạch đất, cát, bụi bẩn, tách riêng lá, thân cành non cắt ngắn đem phơi trong bóng râm đến khi khô hẳn. Bỏ vào túi nilon để bảo quản dùng dần.

Để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, bạn có thể đem đi tán thành dạng bột như vậy sẽ rất tiện lợi khi dùng.

Liều dùng:

  • Liều dùng thân, lá khô: 10g -15g/ngày
  • Liều dùng cây tươi: 100g tươi/ngày.

Cách dùng:

Đun lấy khoảng 1 lít nước chia làm 3 lần uống sau bữa ăn, hoặc hãm với nước sôi như hãm chè tươi để uống hàng ngày. Với dạng bột, đem hãm với nước sôi để sử dụng hàng ngày.

Cách dùng này có công dụng điều trị động kinh, giảm co giật, bảo vệ gan, hạ đường huyết và giảm hen suyễn.

Cách dùng rễ cúc chân vịt làm thuốc kích thích tình dục

Được biến tinh dầu trong rễ cúc chân vịt có tác dụng kích thích tình dục mạnh mẽ. Cách dùng hiệu quả nhất như sau:

Cách chế biến

  • Rễ tươi đem về rửa sạch
  • Thái thành từng miếng lát mỏng
  • Phơi khô trong bóng râm

Cách dùng:

  • Mỗi ngày lấy khoảng 10g sắc hoặc hãm lấy nước sôi uống hàng ngày.
  • Ngoài sắc uống bạn cũng có thể đem ngâm rượu để sử dụng với tỷ lệ 1kg khô ngâm 5 lít rượu, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 ly nhỏ.

Kiêng kỵ

Vị thuốc này có thể kỵ với một số loại thực phẩm, đồ uống có chất kích thích, do vậy không sử dụng chung với các đồ uống như chè đặc, sữa, cà phê, nước tăng lực…

Ai không dùng được ?

Có rất ít thông tin, nghiên cứu về độc tính, tác dụng phụ của cây cúc chân vịt. Vì vậy phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên sử dụng cây này.

Đối với người bệnh không tự ý sử dụng, nên tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

  1. Sphaeranthus indicus Linn.: A phytopharmacological review, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3059449/[]
  2. Investigation of Antidiabetic, Antihyperlipidemic, and In Vivo Antioxidant Properties of Sphaeranthus indicus Linn. in Type 1 Diabetic Rats: An Identification of Possible Biomarkers, https://www.hindawi.com/journals/ecam/2011/571721/[]
  3. Healing potential of cream containing extract of Sphaeranthus indicus on dermal wounds in Guinea pigs, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874106001358 []

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 câu hỏi về “Cúc chân vịt hay cỏ chân vịt Ấn có những công dụng gì ? ( 2)

    • Caythuoc.org
      Caythuoc.org hỏi:

      Chào bạn.
      Cúc chân vịt là một loại thảo dược nhiều công dụng và lợi ích cho sức khoẻ, uống nước cúc chan vịt đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn có thể dùng lá hoặc rễ cây với cách dùng và liều lượng nhà thuốc đã hướng dẫn ở bài viết.

      Tuy nhiên cần lưu ý, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc liên hệ cây thuốc quý Hoà Bình qua SĐT 0978784411 để được hướng dẫn về liều dùng, cách dùng, đánh giá và tư vấn điều trị phù hợp. Hãy luôn tuân theo hướng dẫn và sự giám sát của bác sĩ trong quá trình điều trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

2
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện