Củ sen là một trong những bộ phận của cây sen được dùng làm thuốc sớm nhất và được ghi chép cụ thể trong nhiều công trình y học nổi tiếng như Bản thảo cương mục, Thần nông bản thảo kinh…
Ngày nay, chúng ta vẫn dùng củ sen để làm thức ăn và làm thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn dùng củ sen làm thuốc thì có một số điều lần lưu ý như cách dùng, cách chọn dụng cụ chế biến, cách sơ chế…
Những lưu ý căn bản khi dùng củ sen làm thuốc
Theo Thần nông bản thảo kinh – một trong những công trình y học kinh điển về y học cổ truyền thì khi dùng củ sen, bạn cần chú ý một số điểm như:
- Trong lựa chọn: Nếu dùng củ của loài sen trắng thì nên dùng ở dạng tươi (không chế biến qua lửa) vì như thế phần củ sẽ ngon hơn và có nhiều công dụng hơn. Ngược lại, với củ của loài sen hồng thì nên bạn nấu chín vì sau khi nấu nó sẽ ngon hơn (dùng tươi sẽ chát nhiều hơn).
- Trong sơ chế: Sau khi làm sạch củ, bạn nên ngâm với muối rồi rửa lại thì sẽ tránh được các vấn đề tổn thương ở miệng (nếu có).
- Trong chế biến: Không dùng nồi chảo bằng sắt để nấu củ sen (1). Ngoài ra, khi dùng làm thuốc, các bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để có phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng từng người.


Công dụng làm thuốc của củ sen
Được biết, từ lâu, người Trung Hoa cổ xưa đã biết dùng củ sen để bồi dưỡng cơ thể và điều trị bệnh. Trải qua nhiều kinh nghiệm thử nghiệm các loài cỏ cây, khoáng vật; người ta thấy rằng khi lấy củ tươi giã nát, vắt lấy nước uống sẽ có tác dụng:
Không chỉ thế, thời xưa, khi các chế phẩm tân dược chưa xuất hiện thì nếu chẳng may bị thương, dân gian sẽ chọn thảo dược để làm lành và củ sen cũng là một trong số đó. Cụ thể, khi bị gãy xương hoặc bị thương do kim loại gây ra, người ta sẽ dùng củ tươi giã nát rồi đắp lên – cách làm này sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra, để bồi bổ ngũ tạng, kích thích ăn uống ngon hơn, ta cũng có thể lấy củ tươi hấp lên và ăn như các món thông thường (1).

Các bài thuốc thông dụng có dùng củ sen
1. Điều trị bệnh lậu
- Chuẩn bị: củ sen tươi, sinh địa hoàng và quả nho, liều lượng bằng nhau sao cho tổng lượng nước ép của ba loại trên là 120 ml (chưa được 1/ 3 chén).
- Thực hiện: rửa sạch rồi xay nát, vắt lấy nước của các loại trên, sau đó hòa thêm chút mật ong và uống trong một lần (uống lúc thuốc còn ấm) (1).
2. Cầm máu ngoài da
- Chuẩn bị: củ sen đã phơi khô.
- Thực hiện: Lấy một ít xay nát rồi múc một muỗng nhỏ bột đó hòa với rượu mà uống, mỗi ngày uống hai lần (1).
3. Điều trị nứt nẻ da chân
- Chuẩn bị: củ tươi, lượng vừa đủ để đắp ngoài.
- Thực hiện: Luộc chín rồi giã nát ra và bôi lên chỗ da nứt nẻ (phần còn dư có thể để vào ngăn mát tủ lạnh để bôi nhiều lần trong ngày) (1).
4. Điều trị chứng bỗng dưng khạc ra máu
- Chuẩn bị: phần đốt của củ sen (7 đốt), đài sen (7 cái).
- Thực hiện: Xay nát hai vị trên rồi thêm chút mật ong vào, sau đó cho thêm 240 ml nước và đem đun sôi, đến khi thấy nước rút còn 8 phần (tức nước đã rút 2/10) thì ta tắt bếp, lược bỏ bã và uống ấm (1).
5. Điều trị chứng có đờm nhiệt ở vùng thượng tiêu (từ miệng xuống dạ dày)
- Chuẩn bị: củ sen và quả lê.
- Thực hiện: Ép lấy nước hai loại trên (mỗi loại 120 ml) và uống (1).
Được biết, quả lê trong công thức trên cũng là loại trái cây nổi tiếng với tác dụng bồi bổ cơ thể và điều trị các bệnh có liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, khan tiếng, khô họng (2).
- Đào Ẩn Tích, Thần nông bản thảo kinh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012, trang 175.
- Quả lê điều trị viêm họng, viêm phế quản và tiểu đường, https://caythuoc.org/qua-le-dieu-tri-viem-hong-viem-phe-quan-va-tieu-duong.html, ngày truy cập: 08/ 11/ 2020.