Có nên ăn sống cà tím không? Khi nào ăn cà tím sẽ gây nhức mỏi?

Cà tím

Cà tím nướng mỡ hành, cà tím chiên… là những món ăn “bắt ghiền”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc: Ăn cà tím có gây nhức mỏi thật không và có ăn sống được không và có nên ăn sống cà tím không (như chấm mắm, chấm cá kho… chẳng hạn)?

Câu hỏi này quen thuộc nhưng không phải ai cũng trả lời được.

Được biết, cà tím là loại rau quả giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Không chỉ thế, loại quả này còn giúp làm đẹp.

Có nên ăn sống cà tím không ?

Nhiều người thích ăn sống cà tím vì thịt của nó mềm, dễ ăn. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi (trong Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1)) thì trong quả cà tím sống có chứa chất độc tên là solanin, vì vậy, để tránh ngộ độc, chúng ta không nên ăn sống cà tím mà phải chế biến chín rồi hãy ăn, bạn nhé! (1).

Cà tím nướng Có nên ăn sống cà tím không
Cà tím nướng

Ăn cà tím có gây nhức mỏi?

Theo y học cổ truyền thì cà tím có tính lạnh. Vì vậy, với những người hay bị đau nhức mình mẩy khi trời trở lạnh thì ăn cà tím vào sẽ khiến cho bệnh nặng hơn (2).

Cà tím giúp giảm tàn nhang

Bạn biết đấy, thịt quả cà tím chứa nhiều nước lại xốp mềm nên cấp ẩm cho da rất tốt. Khi đắp mặt nạ cà tím, da mặt bạn sẽ được cân bằng lượng dầu thừa, không bị khô tróc da khi thời tiết thay đổi.

Cà tím giúp giảm tàn nhang
Cà tím giúp giảm tàn nhang

Không chỉ thế, vitamin C có trong quả cà tím còn giúp ức chế sự sản sinh sắc tố da, giúp giảm các nốt sạm màu và tàn nhang trên mặt.

Cách dùng như sau: Lấy quả cà tím rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da bị tàn nhang rồi dùng tay xoa nhẹ lên các lát cà tím (xoay tròn nhè nhẹ cho chất nước từ lát cà thấm vào da).

Nếu không dùng cách trên, bạn cũng có thể lấy quả cả tím rửa sạch rồi xắt nhỏ và cho vào lọ thủy tinh, sau đó đổ giấm gạo vào cho vừa ngập, đậy nắp lại và để trong ngăn mát tủ lạnh ba ngày thì có thể bắt đầu dùng.

Cách dùng: lấy bông gòn chấm vào nước ấy rồi chấm lên các nốt tàn nhang, kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 lần trong nhiều ngày liên tiếp thì sẽ thấy hiệu quả (3).

Cà tím
Cà tím – nguyên liệu nấu ăn dễ tìm

Cà tím – thực phẩm bổ dưỡng đa công dụng

Cà tím có loại quả dài, có loại quả ngắn, tuy nhiên, dù là loại nào thì cà tím cũng được biết đến là loại rau củ tốt cho sức khỏe tổng thể, cụ thể là:

  • Chứa nhiều nước, chất đạm, chất béo thực vật.
  • Chứa nhiều loại khoáng chất như Ma giê, Can xi, Ka li, Na tri, Sắt, Kẽm…
  • Chứa vitamin C giúp chống oxy hóa.
  • Giúp hoạt huyết, tiêu thũng.
  • Tốt cho não và tim mạch.
  • Dễ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.
  • Chứa các vitamin giúp vững chắc thành mạch, phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường hô hấp và xuất huyết đường tiết niệu.
  • Có tính kháng khuẩn và kháng virus.
  • Giúp loại bỏ chất sắt dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Giúp giảm cơn thèm thuốc lá ở các quý ông đang cai thuốc lá (1) (2).

Lưu ý khi dùng: Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cà tím có tính hàn, vì vậy, những người đang yếu bệnh, dạ dày hư hàn hay bị tiêu chảy thì không nên ăn. Bên cạnh đó, người đang bị bệnh thận cũng không nên ăn (5).

Ngoài ra, một lưu ý nhỏ nữa khi ăn cà tím trong các bữa ăn hàng ngày chính là bạn nên ăn cả vỏ, bạn nhé!

Các bài thuốc có dùng cà tím

Cà tím còn là thành phần của nhiều bài thuốc dân gian dễ dùng như:

1. Hỗ trợ bệnh nhân viêm phế quản cấp tính

Món ăn sau đây không chỉ ngon mà còn giúp thanh nhiệt, hóa đờm nhiệt. Vì vậy, những người bị viêm phế quản cấp tính thường xuyên ăn món này sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.

Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: nửa kg cà tím (rửa sạch, xắt miếng nhỏ), 4 lát gừng tươi (thái sợi), 3 tép tỏi (băm nát) và một ít gia vị (muối, đường, nước tương).
  • Thực hiện: cho các thành phần trên vào tô, đem chưng cách thủy rồi ăn như món ăn thông thường (4).

2. Giúp hạ huyết áp

Cà tím còn được biết đến với công dụng lợi tiểu, hạ huyết áp. Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: 200 g cà tím (rửa sạch, xắt miếng), 10 g tỏi (băm nát), 5 g gừng tươi (thái sợi), 10 g củ hành tây (xắt nhỏ) và 15 g lá mã đề (xắt nhỏ).
  • Thực hiện: lấy các vị trên đem xào và ăn như món ăn thông thường (không nêm muối vì muối làm tăng huyết áp) (4).

3. Hỗ trợ cho người bị vàng da do viêm gan

Với trường hợp này, ta có thể lấy cà tím nấu cùng với cơm rồi ăn thường xuyên, như thế sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn (4).

Thông tin thêm

  • Thịt quả cà tím mềm, xốp nhưng thật ra lại chứa nhiều chất xơ (tốt cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng).
  • So với cà phổi thì cà tím ngon hơn, nhiều nạc hơn và ruột hạt cũng nhỏ hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều cà tím trong ngày và khi ăn, bạn nên kết hợp cùng các thực phẩm khác để món ăn thêm ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất hơn (theo kinh nghiệm dân gian thì mỗi ngày, mỗi người ăn một quả cà tím to (khoảng 250 g) là được).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập 1, bộ mới, NXB Y học, trang 278.
  2. Cà tím – phần 1, https://www.youtube.com/watch?v=vBMQsfyeNuM&list=LL&index=2, ngày truy cập: 17/ 03/ 2021.
  3. Cà tím chữa tàn nhanghttps://www.youtube.com/watch?v=6fXln484upw&list=LL&index=3, ngày truy cập: 17/ 03/ 2021.
  4. Cà tím – phần 2, https://www.youtube.com/watch?v=zWYQTd3VhH4&list=LL&index=1, ngày truy cập: 17/ 03/ 2021.
  5. Cà tím: thực phẩm thần kỳ hay gây hại cho sức khỏe, https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/ca-tim-thuc-pham-than-ky-hay-gay-hai-cho-suc-khoe-1095981, ngày truy cập: 17/ 03/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện