Cây xạ đen lại bị làm giả bằng cây dây gắm và cách phân biệt

Cây xạ đen từ nhiều năm qua luôn là vị thuốc nhận được nhiều quan tâm của bệnh nhân ung thư, đó cũng là lý do vì sao mà cây xạ đen thường xuyên bị làm giả trên thị trường. Ngoài làm giả xạ đen từ xạ vàng thì gần đây caythuoc.org còn nhận thấy cây xạ đen lại bị làm giả bằng cây dây gắm.

Ở bài viết trước caythuoc.org đã giới thiệu tới các bạn cách phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng bằng vài mẹo đơn giản. Bài viết này caythuoc.org sẽ gửi tới các bạn một số điểm lưu ý những điểm khác nhau giữa cây xạ đen với cây dây gắm.

Vì sao cây xạ đen lại bị làm giả bằng dây gắm ?

Thân cây xạ đen là bộ phận dễ bị làm giả nhất, bởi khi phơi khô nếu người bệnh mới sử dụng xạ đen sẽ rất khó phân biệt, đặc biệt là những loại cây có hình dáng gần giống với cây xạ đen.

Thân dây gắm khi được phơi khô có hình dáng rất giống với thân xạ đen khô. Bởi có một đặc điểm là, xạ đen khi phơi khô thường có một chút nhựa đen bám ở lát cắt – đặc điểm này cũng có ở thân dây gắm.

Nhờ vào điểm tương đồng này, nên một số địa chỉ đã lấy thân dây gắm làm giả thân xạ đen. Người dùng những tưởng mua được xạ đen chuẩn, thân gia lâu năm, nhưng thực ra không phải mà lịa là thân dây gắm.

Cây xạ đen lại bị làm giả phân biệt cây xạ đen với cây dây gắm
Thân cây xạ đen lâu năm

Cách phân biệt thân xạ đen với thân dây gắm

Để phân biệt giữa thân xạ đen và thân dây gắm, bạn hãy dựa vào một số đặc điểm khác biệt sau:

1. Kích thước

  • Xạ đen: Là dạng cây thân gỗ nhỏ, cứng hơn so với dây gắm, đường kính thân cây xạ đen thường chỉ từ 1cm đến 2cm
  • Dây gắm: Là dạng cây thân dây lớn, kích thước đường kính thân dây gắm khoảng 2,5cm ~ 4cm, thân dây mềm kể cả khi đã phơi khô.

2. Màu sắc

  • Xạ đen: Lát cắt trên thân xạ đen thường có màu hơi sáng
  • Dây gắm: Lát cắt trên thân dây gắm thường có nhiều đường vân màu đen, bởi thân cây chứa nhiều nước nên khi cắt lát, nước này chảy ra và bám vào bề mặt lát cắt tạo nên.

Hình dáng

  • Xạ đen: Lát cắt ở phần lõi đường vân gỗ rất mịn. Vỏ thân cây khi phơi khô, lớp vỏ cây thường tách biệt với phần lõi thân, và có thể dễ dàng tách lớp vỏ ra được. Do là dạng cây thân gỗ nên khi phơi khô hẳn, thân xạ đen không bị nứt toác, bởi lõi thân xạ đen khá dai và cứng.
  • Dây gắm: Lát cắt dây gắm có nhiều đường vân cách xa nhau và nhìn thấy rõ. Cây dây gắm, vỏ thân và lõi thân gần như thành một khối, lớp vỏ và lõi thân cây không tách biệt như thân cây xạ đen. Do là dạng cây thân dây leo lớn, thân thảo nên dây gắm khá mềm, thân ọp và nhiều nước. Khi phơi khô kiệt dây gắm dễ bị nứt toác hoặc vỡ ra thành các mảnh nhỏ.

3. Mùi vị

  • Xạ đen: Thân xạ đen khi phơi khô, nếu đóng túi bóng kín bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm nhẹ
  • Dây gắm: Thân dây gắm thường không có mùi thơm nhẹ của xạ đen mà có mùi ngai ngái khác hoàn toàn mùi xạ đen. Phân biệt qua mùi vị thường chỉ những người đã từ dùng xạ đen, dành dọt về xạ đen mới dễ dàng nhận biết được.
Dây gắm thái mỏng phân biệt cây xạ đen với cây dây gắm
Thân cây dây gắm

Công dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, với công dụng chính là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu. Vị thuốc rất thường thấy trong các trang thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

Đây là một trong số ít có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, và được khá nhiều bệnh nhân ung thư tin dùng trong thời gian qua vì tính hiệu quả của vị thuốc này.

Cây xạ đen có nguồn gốc tại tỉnh Hòa Bình – một tỉnh miền núi có đa số người Mường sinh sống. Mặc dùng hiện nay đã có nhiều nơi trồng được cây xạ đen, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: cây xạ đen được thu hái tại tỉnh Hòa Bình thường có đặc tính ưu việt và hiệu quả hơn hẳn xạ đen ở các vùng khác.

Cũng bởi vì lý do ấy, nhiều bệnh nhân tìm mua xạ đen Hòa Bình làm thuốc, khiến cho loại thảo dược dân gian này thường xuyên bị làm giả, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị của nhiều bệnh nhân ung thư.

Công dụng của cây dây gắm

Dây gắm, hay còn được gọi là dây vương tôn – đây cũng là một vị thuốc dân gian, được sử dụng trong điều trị bệnh gout, hạ axit uric trong máu. Cây dây gắm không dùng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Vì vậy nếu sử dụng cây dây gắm cho người bệnh ung thư thì hoàn toàn không có công dụng, bởi dùng sai thuốc.

Ngoài làm giả cây xạ đen bằng cây dây gắm, hiện nay cây xạ đen lại bị làm giả bằng cây răng cưa (một loại cây hoàn toàn chưa rõ về tính năng, tác dụng). Khu vực thường xuyên bị làm giả xạ đen bằng cây răng cưa là ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Để biết cách phân biệt, tránh mua phải xạ đen giả mời các bạn tham khảo bài viết: Các bạn ở khu vực miền Nam lưu ý cách phân biệt cây xạ đen giả 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện