Để ý bạn sẽ thấy có những loài cây mọc hoang hóa rất nhiều, trong đó có cây trứng ếch hay còn được gọi là cây cúc liên hoa dại. Vậy Cây trứng ếch có dùng làm thuốc được không? Dưới đây là những thông tin cho bạn.
Tên khoa học
Parthenium hysterophorus L, thuộc họ cúc.
Cây trứng ếch có hình dáng thế nào ?
Được gọi là cây trứng ếch bởi hoa của cây này có hình dáng tương tự như trứng con ếch, hoa có màu trắng, hình cầu, mọc thành từng chùm nhỏ.
Lá cây có hình dáng rất giống lá ngải cứu, vì vậy khi thu hái sử dụng mọi người cần hết sức lưu ý để tránh nhầm lẫn nhé.
Thành phần
Theo tài liệu “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” người ta tìm thấy trong cây trứng ếch có thành phần ancaloit gọi là parthenin. Có vị đắng, cây này nếu dùng với liều cao có thể gây độc (1).
Cây trứng ếch có dùng làm thuốc được không ?
1. Tại Việt Nam
Cũng theo tài liệu “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ở nước ta cây trứng ếch không được dân gian sử dụng làm dược liệu, bởi thành phần vị vị thuốc có thể gây độc với liều cao, ngoài ra loài cây này không có tác dụng nào nổi bật.
Vì vậy, người dân không thu hái sử dụng cúc liên hoa dưới mọi hình thức để tránh gây ngộ độc.
2. Trên thế giới
Hầu hết các quốc gia coi Parthenium hysterophorus L như một loại cỏ dại xâm lấn, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và ngành nông nghiệp. Ấn Độ và một số quốc gia đang nghiên cứu tìm giải pháp để biến cây này thành dạng phân xanh và làm thuốc diệt cỏ sinh học (2).
Các phân biệt, tránh nhầm lẫn với cây ngải cứu
Cúc liên hoa rất giống với cây ngải cứu, vì vậy khi thu hái sử dụng cần lưu ý những điểm sau để tránh nhầm lẫn.
- Cúc liên hoa là dạng cỏ dại, phát tán nhanh và mọc um tùm ở nhiều nơi. Nếu bạn thấy những vùng đất hoang hóa mọc nhiều cây có hình dáng giống với ngải cứu thì không nên thu hái sử dụng, bởi đó có thể là cây cúc liên hoa chứ không phải ngải cứu, bởi ngải cứu rất khó trồng.
- Thân cây cúc liên hoa mảnh, nhỏ hơn so với cây ngải cứu, nhất là phần ngọn. Thân ngải cứu có kích thước khá lớn, trong khi đó phần ngọn của cây cúc liên hoa thường chỉ như que tăm.
- Cây ngải cứu rất ít khi ra hoa, trong khi đó ngược lại cây cúc liên hoa (trứng ếch) ra hoa rất nhiều, hoa trắng cả cây. Đây cũng là đặc điểm dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa hai loài cây này.
- Sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – GS Đỗ Tất Lợi, ngày truy cập 30/10/2023[↩]
- Biology, ecology and management of the invasive parthenium weed (Parthenium hysterophorus L.), https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ps.3708, ngày truy cập 30/10/2023[↩]