Tre loài cây dân dã và một số công dụng điều trị bệnh

Bài viết “Cây tre – Thần dược điều trị động kinh mọc đầy đường, tiếc rằng nhiều người không biết” đăng trên caythuoc.org cách đây 02 năm đã cho độc giả hiểu một cách khái quát về cây tre và tác dụng của các bộ phận trên cây tre trong điều trị một số căn bệnh thường gặp.

Càng nghiên cứu nhiều, chúng tôi nhận thấy các bộ phận trên cây tre còn có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh tật khác nhau. Bài viết sau đây xin kể thêm một số món ăn ngon có sử dụng măng tre và kinh nghiệm dùng các bộ phận của cây tre để điều trị bệnh tật.

Măng tre trong một số món ẩm thực độc đáo của người Quảng Bình

Nhắc đến ẩm thực Quảng Bình, đầu tiên không thể không nhắc đến món bánh bột lọc dân dã, được chế biến hết sức đơn giản, dễ làm, nhưng rất ngon và hấp dẫn đối với nhiều thực khách gần xa. Cùng với đó, nếu đến Quảng Bình và có địp đặt chân lên huyện miền núi Minh Hóa, bạn còn được thưởng nhiều món ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên các địa bàn miền núi được chế biến từ các loại măng tre rừng độc đáo. Xin kể ra 02 cách chế biến món ăn đơn giản có sử dụng măng tre để độc giả tham khảo.

Măng tươi rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Măng, nhất là măng tươi rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Măng tre trong chế biến ẩm thực

Bài 1. Măng tre, nguyên liệu quan trọng của món bánh bột lọc (1)

Để chế biến thành món bánh bột lọc, ngoài các nguyên liệu chính, quen thuộc như bột sắn lọc, tôm, thịt lợn ba chỉ, mộc nhĩ, hành khô, hành lá và một ít gia vị khác mà nhiều nơi thường hay làm, một thứ nguyên liệu khác rất dễ kiếm, góp phần quan trọng làm cho món bánh ngon hơn mà người Quảng Bình thường sử dụng là măng tre tươi.

Trong đó, cần chú ý là măng tươi phải được chuẩn bị sẵn, cắt thành từng miếng mỏng, luộc chín, để ráo nước, cho vào xào chung với các thứ gia vị khác để làm nhân bánh. Không nên dùng măng sống hoặc măng khô để gói bánh.

Miếng măng tươi rất giòn, đã được xào chung với các thứ gia vị khác không chỉ giúp cho thực khách có cảm giác ngon miệng mà nó còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cho thực khách hạn chế được các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng khi thưởng thức món bánh bột lọc. Chính điều đó đã góp phần làm nên “thương hiệu” cho bánh bộc lọc Quảng Bình trong lòng thực khách gần xa.

Cây măng tre
Cây măng tre

Bài 2. Món canh măng cá mát hấp dẫn của người miền núi

Có thể khẳng định, cùng với chuối rừng, thì măng tre là một trong những nguyên liệu hết sức quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ở đây chỉ xin kể ra cách chế biến ẩm thực độc đáo của người Khùa với món măng tre nấu cá mát.

Người Khùa ở Quảng Bình thường lấy măng tre trên rừng về ngâm muối đến khi có độ chua nhẹ thì dùng nấu canh với cá mát, có cho thêm một số loại rau rừng, tạo thành một món ăn hết sức hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những thực khách lần đầu tiên được thưởng thức món ăn này. Đối với những người có uống nhiều rượu bia, món canh này còn có tác dụng giải rượu, giải bia khá tốt.

Cùng với việc chế biến thành món canh nấu với cá mát, người Khùa còn dùng măng tươi đã luộc chín chấm với muối ớt rất đơn giản những cũng khá “bắt” trong các bữa ăn hằng ngày.cây tre chữa bệnh gì

Cây tre trong điều trị bệnh tật

Trong dân gian rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh hoặc hỗ trợ điều trị bệnh tật từ cây tre. Ở đây xin kể ra một số bài điều trị tiêu biểu, dễ kiếm và khá dễ làm, nhưng hiệu quả.

Bài 1. Dùng đọt tre để khơi các dị vật, bụi bặm trong mắt

Khi bị các dị vật, bụi bặm lọt vào trong mắt, gây rất khó chịu, người Quảng Bình thường dùng đầu mềm, có màu xanh bạc của cái đọt lá tre để khơi trực tiếp vào mắt, đưa các dị vật ra (chú ý không được dùng đầu nhọn màu xanh để khơi dễ làm tổn thương mắt).

Bài 2. Bài thuốc điều trị động thai ở phụ nữ (2)

Khi trong nhà có phụ nữ bị động thai, chuẩn bị 30 búp tre đã rửa sạch; khoảng 30 g cây cỏ cú (củ gấu hay hương phụ) đã cạo sạch lông, rửa sạch, giã nát cho vào nồi nấu chung với 40 g gạo nếp (loại mới xay qua hoặc chưa giã), đổ 02 bát nước, sắc thành 01 bát, gạn lấy nước, cho người bệnh uống một lần.

Bài 3. Bài thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Khi trong nhà có trẻ nhỏ bị tiêu chảy, chuẩn bị 100 cái búp tre, 01 cái tổ tò vò, 06 g vỏ ổi rộp (vỏ thân ổi đã bong ra) và 09 g mã đề. Các thứ trên cho chung vào ấm, đổ thêm 02 bát nước (bát ăn cơm), sắc lại thành ½ bát, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày (mỗi ngày uống 01 thang), cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài 4. Bài thuốc điều trị cảm

Khi trong nhà có trẻ con bị cảm mạo, dùng 15 g rễ cỏ tranh và 15 g búp tre cho vào ấm, đổ xăm xắp nước, đun sôi, sắc thành 01 chén nước, chia thành 02 lần uống trong ngày.

Bài 5. Bài thuốc điều trị khí hư

Để điều trị triệu chứng khi hư ở phụ nữ, chuẩn bị rễ tre, rễ cây móc, rễ cây cọ, rễ cây cau, mỗi thứ 12 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc 03 bát, lấy nước 01 bát, uống làm 02 lần trong ngày. Dùng từ 04 – 05 ngày, có thể bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Ths.Trương Văn Hà

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện