Cây thùn mũn và bài thuốc tẩy giun sán an toàn từ dân gian

Cây thùn mũn hay thùn mùn là một vị thuốc tẩy giun sán được sử dụng theo kinh nghiệm từ dân gian, với cách dùng khá đơn giản. Bạn có biết bộ phận nào của cây thuốc này được sử dụng để tẩy giun ?

Giới thiệu về cây thùn mũn

  • Tên khác: thùn mùn, cây phi từ, vốn vén…
  • Tên khoa học: Embelia ribes Burm (1).
  • Họ: Đơn nem

Mô tả

  • Là một loại cây thân bụi nhỏ, có thể cao tới 2 mét
  • Lá nhẵn, giống lá cây xanh làm cảnh\
  • Quả hình cầu giống hạt tiêu, mọc thành chùm dài, khi quả chín có màu đen sậm. Quả chín có vị ngọt và hơi tê lưỡi.

 Bộ phận dùng làm thuốc, chế biến

  • Dân gian chỉ dùng quả thùn mũn làm thuốc.
  • Chế biến: Khi hái quả về, người ta sẽ đem sát sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó đem phơi thật khô, rồi nghiền thành dạng bột mịn để sử dụng làm thuốc tẩy giun sán.

Tính vị: Trái tươi có vị ngọt, không có độc nhưng có thể gây say nhẹ

Hạt thùn mũn tẩy giun
Hạt thùn mũn tẩy giun

Quả cây thùn mũn tẩy được những loại giun nào ?

Tẩy giun là hiệu quả nổi bật của vị thuốc này, được GS Đỗ Tất Lợi mô tả trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” trong đó có viết; vị thuốc này có thể tẩy được những loại giun sau:

  • Giun đũa
  • Giun kim (giun tóc)
  • Giun móc
  • Sán xơ mít

Ngoài ra tại Ấn Độ còn sử dụng vị thuốc này trong điều trị bệnh rối loạn tâm thần và làm thuốc bổ não (2)

Cách dùng quả thùn mũn làm thuốc tẩy giun

Theo dân gian, để tẩy giun cần dùng bột hạt thùn mũn khi đói. Cụ thể cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: Bột thùn mũn khoảng 5g (Khoảng 2 thìa canh nhỏ), mật ong 10ml, nước ấm.
  • Thực hiện: Buổi tối hôm trước cần nhịn ăn, khi đó giun sán sẽ bị đói. Sáng sớm hôm sau hòa 5g bột thùn mũn, cùng với khoảng 1 thìa mật ong, thêm chút nước ấm trộn đều ăn hết vào buổi sáng sớm.
  • Lưu ý: Phải để cơ thể thật đói thì việc tẩy giun sán mới có kết quả cao.

Một số nghiên cứu về vị thuốc này

Hoạt động bảo vệ não: Một nghiên cứu tại Đại học Dược Sree Siddaganga, Ấn Độ tiến hành thử nghiệm chiết xuất từ cây thùn mũn trên chuột thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã xác định hoạt động bảo vệ thần kinh, chống lại tổn thương não. Nhóm nghiên cứu đánh giá đây có thể là một trong những phương pháp điều trị đột quỵ trong tương lai (2).

Hoạt động làm lành vết thương: Bằng cách sử dụng chiết xuất ethanol từ lá thùn mũn trên chuột thí nghiệm, nhóm nghiên cứu tại PG Khoa Nghiên cứu và Nghiên cứu Công nghệ sinh học, Đại học Kuvempu, Ấn Độ đã xác định được hoạt động kháng viêm, làm lành vết thương của chiết xuất này (3).

Hoạt động bảo vệ tim: Cũng từ một thí nghiệm trên chuột bị nhồi máu cơ tim cấp, bằng cách sử dụng chiết xuất từ quả thùn mũn để điều trị cho chuột, nhóm các nhà nghiên cứu tại Ấn Độ đã xác định được hoạt động cải thiện tổn thương cơ tim và tăng cường khả năng chống oxy hóa chống lại nhồi máu cơ tim do ISO gây ra ở chuột và hoạt động bảo vệ hệ tim mạch của trái thùn mũn (4).

Lưu ý khi dùng cây thùn mũn

  • Tuy vị thuốc không có độc, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng.
  • Cần phân biệt không nhầm lẫn với cây tiêu rừng hay hạt sẻn, hạt mắc khén vì loại cây này cũng có hình dáng quả gần giống, cũng được sử dụng làm thuốc tẩy giun.
  • Nhiều quốc gia coi đây là một loài thực vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt, vì vậy cần nâng cao ý thức để bảo vệ thoại thảo dược quý giá này.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện