Cây ô rô nước và bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng, viêm gan

Cây ô rô nước

Cây ô rô nước vị thuốc được sử dụng từ rất lâu trong dân gian, tác dụng nổi bật và quý giá nhất của cây thuốc này đó là hiệu quả điều trị các bệnh về gan như; bệnh viêm gan, xơ gan. Vị thuốc này được sử dụng làm thuốc như thế nào, bài viết này mời các bạn cùng tìm hiểu với caythuoc.org nhé.

  • Tên khác: Ô rô hoa tím, cây ô rô gai, ắc ó…
  • Tên khoa học: Acanthus ilicifolius L (1).
  • Họ: ô rô.

Mô tả

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ nhỏ, cây có thể cao tới 1,5m, thân tròn và bóng không có lông (2, 3).
  • : Lá mọc đối xứng nhau ở thân cây, cặp lá trên với cặp lá dưới có hướng vuông góc với nhau, mép lá kiểu lượn sóng với những gai sắc nhọn ở ngọn của đường lượn sóng.
  • Hoa: Hoa màu trắng hoặc màu trắng pha tím giống hoa của các cây họ đậu, mọc thành từng chùm đối xứng nhau qua cuống hoa.
  • Quả: Quả ô rô nước hình bầu dục, màu xanh khi còn non – khi quả chín có màu nâu bóng, kích thước quả 1cm x 2cm, bên trong có nhiều hạt dẹt (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn mô tả).
Hoa ô rô nước
Hoa ô rô nước
Quả trái ô rô có hình bầu dục
Quả trái ô rô có hình bầu dục

Lưu ý

  • Cần phân biệt tránh nhầm lẫn cây ô rô với cây nhựa ruồi, một loại cây có hình dáng rất giống với ô rô, chỉ khác trái cây nhựa ruồi hình cầu tròn, khi chín trái có màu đỏ tươi (Xem ảnh) (4).
  • Cây này cũng khác với cây hoàng liên ô rô được GS Đỗ Tất Lợi mô tả trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Nhà xuất bản y học năm 2004. Bởi hoàng liên ô rô còn gọi là cây mật gấu, một loại cây mọc ở vùng núi cao. Cây có có hình dáng giá giống với cây ô rô nước từ hình dáng tới tên gọi, chỉ khác: cây có thể cao tới 4m, lá kép có gai, hoa có màu vàng nhạt và chỉ có ở vùng miền núi (5).
Hình ảnh cây nhựa ruồi
Hình ảnh cây nhựa ruồi, có trái hình cầu màu đỏ

Cây ô rô mọc ở đâu ?

Cây này mọc ở những vùng đất cạnh nguồn nước lợ (Nguồn nước bị xâm nhập mặn), ở nước ta cây có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều những con kênh rạch nước lợ. Ngoài ra cây này còn có ở một số tỉnh miền Trung và ven biển miền Bắc nước ta.

Nếu để ý bạn sẽ thấy cây mọc cạnh những rừng cây đước, cây đước mọc ở vùng đất trũng ngập nước, còn ô rô nước mọc trên bời đất ngay cạnh các rừng đước đó, nhiều nhất ở miền Tây.

Thành phần hóa học

  • Một hợp chất mới được phát hiện là acancifoliuside (1)
  • Cùng với 06 hợp chất biết tới trước đó gồm: Acteoside (2), isoacteoside (3), acanthaminoside (4), (+) – lyoniresinol 3a- O -β-glucopyranoside (5) lyoniresinol (6) và α-amyrin (7),

Bảy hợp chất trên được phân lập từ chiết xuất methanolic của lá cây ô rô nước Acanthus ilicifolius L bằng phương pháp quang phổ (6).

Các nghiên cứu về cây ô rô nước

1. Hoạt động bảo vệ gan của chiết xuất rượu cây ô rô nước:

Ô rô nước là một loại cây ngập mặn có khá nhiều ở nước ta, nó được sử dụng phổ biến làm thuốc điều trị các bệnh về chức năng gan. Tại Trung Quốc, nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Dịch tễ học, Trường Y tế Công cộng, Đại học Y Quảng Tây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất rượu ô rô nước trên cơ thể vịt nhiễm viêm gan B để đánh giá hiệu quả của chiết xuất này. Tổng hợp kết quả, nhóm nghiên cứu đi tới kết luận; Chiết xuất rượu liều cao ô rô nước có tác dụng bảo vệ rõ ràng đối với chức năng gan và mô gan. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy ô rô nước không có khả năng ức chế sự phát triển của virus viêm gan B ở vịt (7).

2. Hoạt động kháng khuẩn:

Một nghiên cứu mới đây tại Trường Cao đẳng Dược Ashram More, Ấn Độ đã xác nhận hoạt động kháng khuẩn mạnh mẽ đối với các loại vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Aspergillus fumigatus và Aspergillus niger (8)

3. Hoạt động ngăn ngừa bệnh loãng xương:

Nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngoài tìm ra thành phần 7 hoạt chất trong cây ô rô như đã nói ở trên, đề tài nghiên cứu còn xác định lá cây ô rô nước có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương  (6).

Video về cây ô rô

Tính vị

Cây có tới 3 vị là: hơi đắng, mặn và chua, tính mát.

Công dụng của cây ô rô nước

  • Chống viêm nhiễm
  • Kháng khuẩn
  • Bảo vệ gan
  • Giảm đau nhức xương khớp

Đối tượng sử dụng

Từ lâu dân gian sử dụng ô rô nước như một vị thuốc kháng sinh thực vật, dùng để điều trị một số chứng bệnh sau:

  • Xơ gan cổ trướng
  • Viêm gan
  • Vàng da
  • Viêm họng
  • Viêm phế quản
  • Ho khan kéo dài
  • Tiêu đờm
  • Viêm mũi dị ứng
  • Điều trị chấn thương, viêm nhiễm ngoài da
  • Điều trị bệnh đau xương khớp

Cách dùng cây ô rô làm thuốc

1. Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan, vàng da

Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng, vàng da là tác dụng chính của cây thuốc này. Công dụng này đã được nhân dân miền Nam bộ phát hiện và sử dụng từ rất lâu trong dân gian, hiện nay trong nhân dân Nam bộ vẫn lưu truyền bài thuốc điều trị bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan bằng kết hợp cây ô rô nước với các vị thuốc khác, cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: Cây ô rô nước khô 15g, cây quao 15g, cây móp gai 15g (Nếu có cây tươi thì dùng liều lượng gấp đôi)
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch (Sao vàng nếu là cây khô), đun với khoảng 4 chén nước, đun sôi và duy trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút cho tới khi nước cạn còn khoảng 2 chén nước thì tắt bếp, chắt lấy nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Cách dùng rất đơn giản, hơn nữa những loại cây trong bài thuốc trên đều rất phổ biến ngoài tự nhiên, đặc biệt nhiều ở vùng đồng sông nước Cửu Long. Hơn nữa các vị thuốc này lại an toàn và không có độc tính, đây sẽ là kinh nghiệm quý để mọi người trong chúng ta tham khảo để áp dụng điều trị bệnh trong đời sống hàng ngày.

2. Điều trị ho, viêm họng, ho đờm, viêm mũi

  • Chuẩn bị: Toàn cây ô khô khô 20g, mật ong rừng 3 thìa cà phê
  • Thực hiện: Sắc đặc lấy khoảng 1 chén nước, hòa cùng mật ong rừng uống hàng ngày.

3. Giảm đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: Rễ, thân ô rô nước 1kg khô, câu tích 500g, rượu gạo 5 lít
  • Thực hiện: Hai vị thuốc đem sao vàng hạ thổ, ngâm với khoảng 5 lít rượu, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng là dùng được. Khi sử dụng mỗi ngày dùng khoảng 2 đến 3 ly rượu nhỏ.

4. Điều trị vết thương ngoài da

  • Chuẩn bị: Lá ô rô tươi một nắm nhỏ
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước, giã nát đắp vào vết thương.

Giá bán cây ô rô nước

Cây ô rô nước khô đã có bán tại shop caythuoc.org, giá bán 190.000đ/kg, vị thuốc được phơi khô và chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh khi sử dụng làm dược liệu.

Nguồn tham khảo
  1. Ô rô hoa tím, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_r%C3%B4_hoa_t%C3%ADm, ngày truy cập 19 tháng 7 năm 2020.
  2. Từ điển bách khoa dược học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 1999, trang 468.
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 497, 498, 499.
  4. Bộ nhựa ruồi, https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_Nh%E1%BB%B1a_ru%E1%BB%93i, ngày truy cập 19 tháng 7 năm 2020.
  5. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 192
  6. Chemical constituents of Acanthus ilicifolius L. and effect on osteoblastic MC3T3E1 cells, https://link.springer.com/article/10.1007/s12272-001-1232-3, ngày truy cập 20 tháng 7 năm 2020.
  7. Effect of alcohol extract of Acanthus ilicifolius L. on anti-duck hepatitis B virus and protection of liver, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874114007600, ngày truy cập 20 tháng 7 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện