Cây ô môi không chỉ là món quà quê vô giá cho những đứa trẻ miền quê mà đây còn là một vị thuốc nam có rất nhiều công dụng quý hiếm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những cách dùng cây ô môi làm thuốc.
Thuở nhỏ, mỗi khi tới mùa ô môi chín là tụi trẻ trong xóm tôi mừng lắm. Cả bọn kéo nhau đi bẻ ô môi về ăn, tôi nhớ như in hình ảnh nguyên nhóm tụm năm, tụm bảy để được mẹ rót cho từng trái ô môi. Sau khi ăn xong là miệng mồm đứa nào cũng đen nhánh cả mà vẫn tranh nhau ăn thích thú.
Bởi vì, ở dưới quê đâu giống như thành phố được ăn đủ loại các bánh kẹo, những đứa trẻ nông thôn ăn thức ăn từ cây đồng cỏ nội là chủ yếu. Nên những sản vật như thế này rất quý.
Tôi nhớ có một lần đó cha đi đồng về bẻ được 4 trái ô môi và tôi mừng lắm, hễ đi đâu cũng cầm theo. Cây ô môi không chỉ có trái ngon bởi vị ngọt ngọt, bùi bùi rất đặc trưng không lẫn vào đâu được. Đây còn là vị thuốc nam có công dụng thần kì trong điều trị các bệnh như đau xương khớp, nhuận tràng, lác ngứa…
Sau đây tôi xin chia sẻ cách điều trị bệnh từ cây ô môi. Nhưng trước tiên, xin điểm qua những đặc điểm cơ bản của cây ô môi cho quý vị được rõ.
Đặc điểm
Loài cây này thường được tìm thấy ở đồng bằng Nam Bộ, mỗi năm cho quả một lần và tới năm sau khi cây ra hoa thì trái ô môi mới chín. Thân cây ô môi có thể to cao hơn 10m, cành lá xum xuê, hoa mọc thành từng chùm màu đỏ giống như hoa phượng.
Quả ô môi khi còn non có màu xanh, đến già có màu nâu đen dài khoảng 3 – 4 cm và cong như lưỡi liềm, rất cứng và sần sùi, nham nhám, khi róc vỏ trái ô môi ra thì có rất nhiều múi mỏng, màu đen, hình tròn và xương múi khá cứng nhưng vẫn nhai được với cơm quả vị chát, ngọt, thơm đặc trưng của ô môi.
Công dụng của cây ô môi
- Điều trị chứng ghẻ ngứa
- Giúp nhuận tràng, điều trị táo bón
- Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
Cách dùng cây ô môi làm thuốc
- Điều trị lang ben, ghẻ ngứa và nước ăn: Lấy một nắm đọt lá non cây ô môi đem đâm cho nát rồi cho ít muối và phèn chua vào trộn lên cho đều. Sau đó, đắp trực tiếp hỗn hợp lên chỗ bị lang ben, ghẻ và nước ăn. Đắp liên tục như thế đến hết tuần sẽ giúp cho lang ben mờ đi, không còn ghẻ ngứa và chỗ bị nước ăn cũng sẽ lành lại, không còn lở ngứa.
- Tác dụng nhuận tràng: Lấy khoảng 10g đọt non lẫn già của lá ô môi rồi đun với khoảng 1,2 lít nước và uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn. Uống liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng tùy theo tình trạng bệnh.
- Điều trị bệnh thấp khớp, giúp tiêu hóa tốt: Lấy 3 – 4 trái ô môi tách ra, lấy phần múi đem ngâm với 1 lít rượu (rượu trên 400C). Ngâm khoảng 30 ngày thì dùng, ngày uống 2 lần mỗi lần khoảng 30ml. Uống trong vòng 1 tuần sẽ thấy kết quả thần kì.
Thông tin thêm: Trái ô môi rất cứng và khó tách lấy múi để ngâm rượu. Chính vì thế, ta phải dùng dao róc hai bên sườn vỏ rồi dùng tay ấn vào hai lườn (rất cứng), đẩy nghịch hướng nhau cho phần múi tách rời khỏi lườn và sử dụng.
(Thùy Dương)
lông trên trái ô môi ngứa lắm phải không?
Đúng rồi bạn nhé