Cây mần tưới là loại cây thảo được trồng làm cảnh và mọc hoang hóa ở nhiều nơi. Tưởng chừng chỉ là một loài hoa cây cảnh thông thường, cây mần tưới lại mang trong mình những công dụng rất hay điển hình đó là hiệu quả điều trị bệnh phụ khoa như: chậm kinh, kinh nguyệt không đều, không có kinh nguyệt…
Cây có tên khoa học là Eupatorium fortunei Turcz, thuộc họ cúc (1).
Mô tả cây thuốc
- Thân: Là dạng cây thân thảo, bụi nhỏ, thân cây mềm, nhỏ, thân tròn và thường có màu tím đậm, thân cây có thể cao tới 50cm.
- Lá: Giống hình lá cây đào, có hình mác, mép nhiều răng cưa, lá màu xanh, gân chính giữa lá màu tím.
- Hoa: Hoa mần tưới mọc thành từng chùm, màu tím nhạt và màu trắng
- Quả: Nhỏ màu hơi đen
Phân bố, thu hái chế biến
Cây mọc ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhiều công viên, nhà hàng có trồng loài cây này ở các bồn hoa làm cảnh. Ngoài ra cây cũng có mọc hoang ở một số nơi.
Chế biến: Dân gian thường dùng ở cả hai dạng là cây tươi và cây khô, nhưng tiện lợi nhất là dùng cây khô. Người dân thường hái cả lá, ngọn và thân cây quanh năm, đem về cắt ngắn sau đó phơi ở nơi có nắng nhẹ, nhiều gió (Còn gọi là phơi âm can).
Các nghiên cứu tiêu biểu về cây mần tưới
Ức chế sự phát triển khối u ác tính của cây mần tưới Eupatorium fortunei Turcz: Loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền Trung Hoa, thông qua nghiên cứu của Viện Đông y Hàn Quốc trên chuột được thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy hiệu quả ức chế sự hình thành khối u do khối u ác tính trên chuột được thí nghiệm một cách rõ rệt, đặc biệt là chiết xuất mần tưới không gây độc tính trên chuột được thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu kết luận mần tưới là một trong những loại thảo dược tiềm năng trong khống chế và điều trị khối u ác tính ở người (5).
Xác định thành phần phenolic chống vi khuẩn từ cây mần tưới Eupatorium fortunei Turcz: Nghiên cứu được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, các hợp chất được tìm thấy đã cho thấy tác dụng ức chế đối mới một số dòng vi khuẩn trong thí nghiệm (6).
Hoạt động kháng virus đường ruột ở người của dịch chiết mần tưới: Nhóm nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Y học cổ truyền Sơn Đông; Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp lý, hóa dược theo cách chiết lấy dung dịch ethanol từ cây mần tưới Eupatorium fortunei Turcz. Kết quả cho thấy dịch chiết mần tưới 25% ethanol là phần hiệu quả nhất của Peynland ức chế Enterovirus đường ruột của con người (7).
Tính vị
Vị hơi đắng, thơm nhẹ, tính hơi ấm và mát. Thường dùng trong các thang thuốc thông huyết và điều kinh.
Công dụng của cây mần tưới
Dân gian thường dùng cây thuốc này để điều trị một số chứng bệnh sau (3):
- Kinh nguyệt không đều
- Chậm kinh
- Tắc kinh
- Kinh nguyệt vón cục hoặc có màu lạ
- Lợi tiểu
- Tăng cường tiêu hóa
- Điều trị bệnh ngoài da: Viêm nhiễm, mụn nhọt, ngứa
Tham khảo: Cây cỏ gấu (Hương phụ) điều trị viêm cổ tử cung, kinh nguyệt không đều, phụ khoa
Cách dùng cây mần tưới làm thuốc
Điều trị chứng kinh nguyệt không đều: Uống kết hợp với các vị thuốc ích mẫu, hương phụ, cỏ mực với liều lượng mỗi vị khoảng 10g đến 15g cây khô sắc với khoảng 1,2 lít nước, đun cạn lấy khoảng 2 bát nước chia 3 lần uống sau bữa ăn (4).
Điều trị chậm kinh, tắc kinh, kinh nguyệt xấu vón cục: Dùng kết hợp mần tưới với ké hoa vàng, cây mã đề và cỏ chỉ thiên sắc uống kết hợp. Liều dùng mỗi vị khoangr15g cây khô sắc nước uống sua bữa ăn (4).
Lợi tiểu, điều phụ phù thũng: Dùng một nắm cây tươi khoảng 100g dã nát, vắt lấy nước uống trong ngày. Nếu không có cây tươi có thể dùng cây khô sắc nước uống, liều dùng khoảng 15g đến 20g cây khô rửa sạch, sắc với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy khoảng 1 bát nước choa người bệnh uống trong ngày (2).
Tăng cường hệ tiêu hóa: Dùng lá tươi nấu canh, hoặc dùng mần tưới khô hãm nước uống như trà, liều dùng khoảng 20g cây khô hãm nước uống hàng ngày (2).
Với bệnh ngoài da: Dân gian còn có kinh nghiệm dùng lá mần tưới tươi giã nát với chút muối trắng đắp, dịt vào vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm, mụn nhọt cũng cho hiệu quả rất tốt (4).
Mẹo đuổi bọ chó, chấy, dệp, mối mọt: Chỉ cần chặt một bụi cây mần tưới tươi bòa vào hũ gạo, thóc hoặc ổ chó mèo là các loại bọ và mối mọt đều không còn. Đây là các làm dân gian rất hay mà đến hiện nay rất nhiều gia đình vẫn coi như một bị kíp dân gian giúp trừ các con thiên địch gây hại (2).
Một số lưu ý khi dùng cây mần tưới
- Người âm hư (Biểu hiện chây hay tay lạnh, hơi thở dốc) không nên dùng vị thuốc này.
- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không nên tự ý dùng vị thuốc này.