Cây lộc mại hay còn được nhiều nơi gọi là cây rau mọi (loại rau ăn được hái từ rừng) hay cây lục mại. Gần đây loài cây này mang tiếng xấu là một loài cây có độc, vậy thực hư điều này thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour. Thuộc họ thầu dầu.
Trước tiên để hiểu về một loại cây, đầu tiên chúng ta phải biết cách xác định hình dáng, nhận dạng loại cây đó như thế nào để tránh nhầm lẫn với những loại cây khác. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm nhận dạng cây lộc mại bạn nhé.
Mô tả
Lộc mại là dạng cây thân gỗ, có kích thước nhỏ, cây thường chỉ cao khoảng 2m nhưng lại có kích thuớc lá khá to lơn, với dài rộng lần lượt là 20cm và 10cm. Mép lá có răng cưa (1).
Quả chia ba mảnh có thể dễ dàng tách ra, vỏ ngoài quả có những gai nhỏ.
Cây lộc mại có độc không ?
Theo các tài liệu cây lộc mại hơi độc (một đặc điểm của những cây họ thầu dầu) Tuy nhiên độc tính của lộc mại chỉ có ở dạng cây tươi dùng với liều lượng cao, độc tính bị loại bỏ khi nấu chín hay phơi khô. Cũng chính vì vậy mà nhiều nơi người dân cùng dùng cây này để làm rau ăn (Thường dùng để luộc hay xào nấu với tên gọi rau mọi).
Nguyên nhân một số trường hợp bị ngộ độc lộc mại là do không biết cách dùng, sử dụng lộc mại tươi vượt quá liều lượng. Để an toàn, khi dùng lộc mại làm thuốc điều trị táo bón người bệnh không nên dùng lá tươi, mà cần đem nấu chín khi đó hiệu quả nhuận táo vẫn không bị suy giảm, độc tính bị loại bỏ giúp an toàn hơn cho người bệnh.
Tính vị
Theo báo sức khoẻ đời sống, lộc mại hầu như không vị, tính bình (2).
Công dụng của cây lộc mại
Lộc mại là cây thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian Việt Nam, tuy nhiên kinh nghiệm dùng loài cây này còn chưa phổ biến như những loại cây khác. Dưới đây là những công dụng chính của cây lộc mại, đã được nhà thuốc tham khảo ở nhiều tài liệu y dược học cổ truyền uy tín như: Cuốn sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, hay cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, theo các tài liệu lộc mại có những công dụng chính như sau:
- Nhuận tràng (Sổ tiêu nếu dùng với liều cao)
- Thông mật
- Lở ngứa ngoài da (Như bệnh ghẻ, hắc lào, lang beng, nấm…)
Cách dùng làm thuốc
Có hai cách dùng lộc mại đó là dùng uống và dùng lau rửa ngoài da, cách dùng như sau:
1. Cách dùng đun uống: công dụng điều trị táo bón, vàng da. Cách dùng như sau:
- Cây tươi dùng 20g, đem rửa thật sạch rồi bỏ nào nồi đun sôi với khoảng 1,2 lít nước, đun cạn lấy khoảng 500ml nước, chia làm 3-4 lần để uống trong ngày. Bị táo bón chỉ cần uống 1 lần là đi cầu được ngay. Lưu ý, chỉ nên dùng đun uống, không dùng tươi vì có thể bị ngộc độc, nôn mửa, thậm chí gây viêm thận cấp.
- Cây khô, dùng 10g: Các dùng tương tự như dùng cây tươi
2. Cách dùng bôi ngoài da: Công dụng điều trị mọn nhọt, lở ngứa, thông đại tiện
- Cách 1 Dùng bôi điều trị bệnh ngoài da: Dùng khoảng 50g cây khô hoặc 150g tươi, đun với khoảng 5 lít nước, đun lấy 2 lít nước sôi. Thêm chút nước lạnh để giảm độ nóng rồi tắm kỹ nước thuốc này, mỗi ngày làm 1 lần liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả bệnh ngoài da.
- Cách 2 dùng thụt rửa thông đại tiện: Dùng khoảng 30g lá khô, đun lấy khoảng 1 lít nước thuốc, thấm vải để thụt rửa hậu môn (Cách này hiện nay ít được dùng).
Dùng lộc mại với mật ong: Kinh nghiệm dân gian còn có cách dùng lá lộc mại tươi với mật ong để thông mật, tuy nhiên đã có trường hợp bị ngộ độc do dùng lá tươi nên caythuoc.org không giới thiệu thêm cách dùng lá tươi. Khuyến cáo người dùng, để bảo đảm an toàn không nên dùng vị thuốc này dưới dạng tươi.
Một số lưu ý khi sử dụng
- Phụ nữ mang thai không được dùng, các tài liệu có ghi chép, nước lộc mại còn dùng làm thuốc tẩy thai. Vì vậy tuyệt đối phụ nữ mang thai không dùng được vì có thể gây sảy thai.
- Phụ nữ đang cho con bú không dùng được, uống nước lộc mại được cho là làm cạn sữa vì vậy chị em đang mang thai lưu ý không nên dùng.
Tham khảo thêm một vị thuốc khác điều trị táo bón rất an toàn, hiệu quả cao được nhiều chị em tin dùng trong thời gian qua: Phan tả diệp nhuận tràng, điều trị táo bón
- Sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi xuất bản năm 1994, trang 475, 476[↩]
- Dùng cây lộc mại theo lời mách bảo, nguy hiểm khôn lường, https://suckhoedoisong.vn/dung-cay-loc-mai-theo-loi-mach-bao-nguy-hiem-khon-luong-169220807180022084.htm, ngày truy cập 13/2/2023[↩]