Cây đa và công dụng điều trị xơ gan cổ trướng, kháng nhiều loại ung thư

Cây đa bồ đề

Cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh vô cùng quen thuộc dân dã với làng quê Việt Nam, nó gắn bó với người dân quên và trở thành một ký ức không thể xóa nhòa.

Cây đa được trồng nhiều ở các làng quê để lấy bóng mát, không chỉ vậy theo đông y cây đa còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng rất hay và được sử dụng khá phổ biến trong các phương pháp điều trị bệnh dân gian đó các bạn.

Có mấy loại đa ?

Như bạn đã biết, hiện nay ở nước ta có tới 3 đến 5 loại cây đa (1), những loại đa được người dân trồng phổ biến nhất đó là:

  1. Đa búp đỏ, tên khoa học Ficus elastica Roxb
  2. Đa bồ đề, tên khoa học Ficus religiosa L (2).
  3. Đa lá tròn hay đa lông (Loại có nhiều rễ và lông) tên khoa học Ficus drupacea L (3) hay Ficus mysorensis (Roth)

Những hình ảnh về ba loại đa.

Cây đa có lông
Cây đa lông
Cây đa bồ đề
Đa lá tròn, đa búp đỏ
Đa lá tròn
Đa bồ đề

Trong ba loại đa trên chúng tôi thấy phổ biến nhất là cây đa bồ đề, loài cây lấ bóng mát được các cụ trồng rất nhiều ở các cổng làng hoặc đền chùa miếu mạo, đặc biệt nhiều ở các tỉnh miền Bắc, nhiều địa phương có cây đa với tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Bộ phận dùng

Theo dân gian, phần rễ rủ từ thân cây xuống đất là bộ phận được dùng làm thuốc, có thể dùng rễ tươi hoặc thá mỏng phơi khô để sử dụng (1).

Thành phần hóa học

Cây đa lông Ficus drupacea L: Các nhà nghiên cứu phân lập được bảy hợp chất sinh hóa từ chiết xuất vỏ thân gồm amyrin,-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside, 5-O-methyllatifolin, axit oleanolic, epifriedelanol, Friedelin và epilupeol acetate đã được phân lập và xác định. Trong tất cả bảy hợp chất, các hợp chất 3 và 7 thể hiện các hoạt động kháng nấm và kháng khuẩn cao nhất chống lại các vi sinh vật được sàng lọc (5).

Tính vị

Theo đông y cây đa có vị chát.

Công dụng của cây đa

Theo kinh nghiệm dân gian rễ cây đa thường được sử dụng để điều trị một số bệnh sau:

  • Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng
  • Tác dụng lợi tiểu

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại

  • Tác dụng hạ đường huyết của lá khô và quả của cây đa lông. Thí nghiệm được thự hiện trên cơ thể chuột, ngoài ra các nhà khoa học còn ghi nhận hiệu quả chống oxy hóa của loại thảo dược này (4)
  • Tác dụng điều trị ung thư, kháng khuẩn và nấm từ vỏ thân cây đa lông Ficus drupacea L. Một số hợp chất trong đa lông thể hiện thể hiện hoạt động chống đông máu cao nhất, đặc biệt là hiệu quả chống lại hầu hết các tế bào ung thư. Nghiên cứu tiết lộ rằngvỏ cây đa lông F. drupacea có chứa một số hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh, cũng như các hoạt động kháng các tế bào ung thư của HeLa, MCF-7, Jurkat, HT-29 và T24 (5).
  • Tác dụng kháng khuẩn của lá các loài đa đã được xác định khi các nhà nghiên cứu Ba Lan, Ukraine nhận thấy lá đa có công dụng kháng khuẩn đáng kể đối với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột đỏ trên cá. Các nhà nghiên cứu Ba Lan, Ukraine cũng khẳng định thảo dược này có thể đóng vai trò điều trị kháng sinh thay thế trong nuôi trồng thủy sản. Các hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng tốt và thậm chí hiệu quả hơn so với các loại thuốc tổng hợp truyền thống, ngoài ra không gây kháng vi khuẩn, thường xảy ra trong quá trình trị liệu bằng kháng sinh (6).

Cách dùng cây đa làm thuốc

Cách dùng dưới đây dựa theo kinh nghiệm dân gian được ghi trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi:

Rễ đa tươi (Loại rễ tua dài ở dưới thân cây) 100g, sắc với khoảng 1 lít nước. Đun cạn còn khoảng 1 bát (chén) chia 2 lần uống trong ngày. Người bệnh uống liên tục trong khoảng 1 tuần (1).

Công dụng: Lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.

Lưu ý:

  • Người suy giảm chức năng thận
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai cần tham vẫn ý kiến bác sỹ trước khi dùng
  • Người bị chảy máu, chấn thương, người sau phẫu thuật không nên sử dụng. Vì hoạt tính trong cây đa có khả năng chống đông máu mạnh.
Nguồn tham khảo
1. Cây đa

Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 267, 268.

Ngày tham khảo 16 tháng 4 năm 2019

2. Bồ đề

https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93_%C4%91%E1%BB%81_(Moraceae)

Ngày tham khảo 17 tháng 4 năm 2019

3. Ficus drupacea

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ficus_drupacea

Ngày tham khảo 17 tháng 4 năm 2019

4. Phytochemical and in vitro screening of some Ficus and Morus spp. for hypolipidaemic and antioxidant activities and in vivo assessment of Ficus mysorensis (Roth)

https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14786419.2010.545353

Ngày tham khảo 17 tháng 4 năm 2019

5. Antifungal, antibacterial and anticancer activities of Ficus drupacea L. stem bark extract and biologically active isolated compounds

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0926669015301710

Ngày tham khảo 17 tháng 4 năm 2019

6. Antibacterial activity of ethanolic leaf extracts obtained from various ficus species (Moraceae) against the fish pathogen, Citrobacter freundii

http://agro.icm.edu.pl/agro/element/bwmeta1.element.agro-bdd94536-5a1b-405a-ac8c-9e556fe902f5

Ngày tham khảo 17 tháng 4 năm 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện