Câu thụ (Cây chử đào thụ) điều trị đau nhức xương khớp

Cây câu thụ hay cây ráng

Có một loài cây mà người đồng bào miền núi thường gọi là cây ráng, ta gọi là cây câu thụ. Vậy cây câu thụ là cây gì và có những tác dụng gì ?

Cây câu thụ không phải là một loại thảo dược mới, loại thảo dược này đã được chúng ta biết tới từ lâu với tên gọi cây dướng (một loại cây thân gỗ nhỏ có thể cao tới 6m đến 7m), cây còn được gọi là chử đào thụ (1).

Tham khảo: Cây dướng bổ gân cốt, bổ thận tráng dương

Vì vậy một số trang báo đăng bài giới thiệu về một vị thuốc mới có tên “Cây câu thụ” mà không nhắc tới tên cây dướng, hay chỉ ra tên khoa học của loài cây này sẽ rất dễ khiến người đọc hiểu nhầm, tưởng rằng đây là hai cây thuốc khác nhau, từ đó dễ nhầm lẫn trong việc điều trị bệnh và sử dụng làm thuốc (2).

Giới thiệu về cây câu thụ (cây dướng)

  • Tên khác: Cây câu thụ còn được gọi là cây dướng, chử đào thụ, cây ráng, cây xa…
  • Tên khoa học: Broussonetia papyrifera Vent, thuộc họ dâu tằm (1).
  • Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi, có nhiều ở trung du và miền núi. Ở Hà Nội, dọc tuyến đường Đại lộ Thăng Long cũng thây cây mọc rất nhiều ở hai ven đường.
  • Bộ phận dùng: Quả, lá
  • Tính vị: Vị ngọt nhẹ, tính mát.
  • Công dụng chính: Bổ thận, bồi bổ sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp, sáng mắt, kiết lỵ, lợi tiểu.
Cây dướng và quả dướng
Cây dướng và quả dướng

Cách dùng cây câu thụ làm thuốc

Một số bài thuốc từ cây câu thụ theo kinh nghiệm dân gian (1).

Điều trị đau nhức xương khớp, bổ xương khớp: Lấy lá tươi non 1 năm lớn (khoảng 300g) rửa sạch, luộc ăn hàng ngày. Hoặc lấy lá này phơi khô trong bóng dâm, lá khô bảo quản, dùng dần dưới dạng sắc nước uống với liều dùng lá khô 30g/ngày.

Bồi bổ cơ thể, bổ thận, giúp sáng mắt: Lấy quả câu thụ sắc uống 20g/ngày. Hoặc ngâm rượu quả câu thụ. Cách ngâm: 1kg quả tươi ngâm với khoảng 3 lít rượu (hoặc 1kg quả khô ngâm 6 lít rượu), ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được.

Điều trị đi ngoài kiết lỵ: Lấy một nắm lá câu thụ tươi non, rửa sạch, tráng qua nước sôi, vẩy sạch nước rồi giã nát vắt lấy nước uống trong ngày.

Nghiên cứu về cây câu thụ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy hoạt động chống oxy hóa từ trái của cây câu thụ Bimmsonetia paccorifera. Nghiên cứu được công bố chính thức vào năm 2009 (3).

Lưu ý khi sử dụng

  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
  • Đây là vị thuốc quý, rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên tự ý dùng làm thuốc nếu không có chuyên môn, mà cần thăm khám và có sự tư vấn của bác sỹ trước khi dùng. Bởi việc dùng thuốc khi không có chuyên môn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nguồn tham khảo
  1. Dướng, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 658, 659, ngày tham khảo 06 tháng 10 năm 2019.
  2. Câu thụ giảm đau nhức xương khớp, https://suckhoedoisong.vn/cau-thu-giam-dau-nhuc-xuong-khop-n113487.html , ngày truy cập 06 tháng 10 năm 2019.
  3. Antioxidant Lignans from the Fruits of Broussonetia papyrifera, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/np800488p , ngày truy cập 06 tháng 10 năm 2019.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện