Cây ba chẽ và cách dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy, kiết lỵ

Hình ảnh cây ba chẽ

Nói đến ba chẽ chúng ta thường hay nghĩ đến vùng đất Ba Chẽ, Quảng Ninh nơi có đặc sản ba kích tím. Tuy nhiên ở bài viết này ba chẽ lại và một vị thuốc: cây ba chẽ với công dụng nổi bật là điều trị chứng tiêu chảy, kiết lỵ.

  • Tên khác: cây niễng đực, cây ván đất, đậu bạc đầu…
  • Tên khoa học: Desmodium triangulare (1)
  • Họ: Cánh bướm.

Mô tả

  • Thân: Loại cây thân gỗ nhỏ sống lâu năm, cây thường cao khoảng 1m nhưng cá biệt có những cây tới 2m với những cành nhỏ vươn dài.
  • Lá: Lá mọc so le nhau, mỗi lá là một cụm ba lá mọc ghép thành một bộ 3 lá hoàn chỉnh, mặt dưới lá có lông mịn (2).
  • Hoa: Hoa màu trắng nhỏ mọc ở kẽ lá.
  • Trái: Trái hình trái đậu và có nhiều lông nhỏ.
Quả ba chẽ
Quả ba chẽ
Hoa ba chẽ
Hoa ba chẽ

Tính vị, công dụng của cây ba chẽ

Tính vị: Ba chẽ vị hơi đắng, tính bình.

Công dụng: Dân gian dùng toàn cây ba chẽ điều trị bệnh kiết lỵ, bệnh đường ruột. Có thể sử dụng cho nhiều đối tượng từ người lớn tới trẻ nhỏ đều dùng được vị thuốc này, vì rất an toàn và không có độc tố (3).

Cách dùng cây ba chẽ

Theo kinh nghiệm dân gian để điều trị bệnh kiết ly, tiêu chảy sử dụng ba chẽ sắc uống với liều như sau:

  • Liều dùng: Ba chẽ khô 30g
  • Thực hiện: Cây thuốc đem rửa sạch, đun với khoảng 3 bát nước, đun cạn lấy 2 bát nước chia làm 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.

Cách dùng khá đơn giản và rễ thực hiện, nếu có cây tươi các bạn có thể dùng ngay cây tươi càng tốt. Liều dùng cây tươi là 60g cây tươi/ngày.

Lưu ý phân biệt

Ngoài tự nhiên có một số loài cây hình dáng gần giống với cây ba chẽ nên có thể bị nhầm lẫn như: Cây thóc lép, cây hàm xì. Đặc điểm nhận biết sự khác biệt:

  • Cây thóc lép: Hoa màu tím, quả lép mỏng; trong khi hoa ba chẽ màu trắng, quả mẩy hơn.
  • Cây hàm xì (Moghania macrophylla): Hoa màu hơi tím và vàng nhạt, trong khi hoa ba chẽ màu trắng (2),(4).
Nguồn tham khảo
  1. Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 200, 201.
  2. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 83, 84, 85
  3. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 21.
  4. Flemingia macrophylla (Willd.) Merr, https://www.flickr.com/photos/adaduitokla/8046855379, ngày truy cập 29 tháng 7 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện