Theo thống kê từ bộ Y tế thì có khoảng 35 % người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là những người lớn tuổi, đã nghỉ hưu (chiếm đến 50 % số bệnh nhân).
Về dấu hiệu thì suy giãn tĩnh mạch biểu hiện rõ nhất ở việc các tĩnh mạch dưới da nổi phồng lên thành các đường ngoằn ngoèo (màu tím hoặc xanh).
Xét về mức độ nguy hiểm, chứng suy giảm tĩnh mạch không gây chết người trong thời gian ngắn nhưng về lâu dần, nó có thể hình thành huyết khối, làm cho vùng da ấy bị nóng, đau, ngứa hoặc chảy máu… Một vài trường hợp, vùng bị huyết khối có thể nhiễm trùng và gây sưng, loét cùng các hậu quả nguy hiểm khác.

Vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh này, bạn hãy điều trị càng sớm càng tốt nhé!.
Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn cách massage vùng da bị suy giãn tĩnh mạch bằng dầu oliu và gừng (áp dụng cho các trường hợp nhẹ, phụ nữ sau sinh nằm lâu một chỗ).
Cách massage chân cải thiện suy giãn tĩnh mạch
Mẹ mình trước đây cũng từng bị suy giãn tĩnh mạch sau khi sinh em trai mình. Sau đó, mẹ mình được một người bạn (cô này trước đây cũng bị suy giãn tĩnh mạch ở chân sau sinh), vì vậy, cô ấy chia sẻ lại bài thuốc dân gian này.
Cách dùng rất đơn giản: chỉ bôi ngoài da và massage chân mỗi ngày. Sau khi dùng, chứng suy giãn tĩnh mạch của mẹ mình đã dần được cải thiện và hiện tại thì đã hết hẳn.


Chuẩn bị: khoảng 2 – 3 muỗng dầu ô liu (loại muỗng cafe) và vài lát gừng tươi (khoảng 10 g).
Thực hiện: Trước tiên, bạn giã nát củ gừng rồi vắt lấy nước (có thể cho thêm một tí nước lọc cho dễ vắt). Phần nước cốt gừng này, bạn hòa với dầu ô liu cho thành dạng hỗn hợp (tỉ lệ là 1 muỗng nước cốt gừng tươi và 2 muỗng dầu ô liu). Nếu da bạn thuộc dạng khá nhạy cảm, cảm thấy khó chịu với tính ấm nóng của gừng thì có thể pha dầu massage theo tỉ lệ 1 – 3.
Sử dụng: Mỗi ngày, bạn nên thoa 2 – 3 lần như thế, mỗi lần thoa thuốc thì kết hợp massage nhẹ nhàng từ 7-10 phút.
Bạn biết đấy, gừng là vị thuốc giúp giảm sưng đau rất hay. Hơn nữa, tính ấm của gừng khi tác động lên da sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch và cách nhận biết
Ông bà ta vẫn thường nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thật vậy, khi đã mắc bệnh thì chúng ta không chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà còn tốn cả công sức điều trị. Mặc khác, sức khỏe chúng ta cũng sẽ bị suy giảm.
Với suy giãn tĩnh mạch, nó không phải là bệnh nguy cấp nhưng lại là bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng về cả sức khỏe và thẩm mỹ.
Cách nhận biết:
Suy giãn tĩnh mạch thường có các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy nặng nề, mỏi, tê bì ở phần chân.
- Vào ban đêm thường bị chuột rút.
- Ở chân xuất hiện những tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo.
- Phần da chân dễ bị kích ứng, loét da, đổi màu…
- Sưng phồng chân đột ngột (dạng nặng).
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này, trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến sau:
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Máu huyết không lưu thông.
- Ít tập thể dục.
- Thường xuyên đứng, ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.
- Mặc quần áo bó sát, quá chật.
- Tuổi tác (những người nằm trong độ tuổi từ 30 đến 70 dễ mắc phải căn bệnh này).
- Giới tính (phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn).
- Tình trạng cơ thể (phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch ở chân).
- Thói quen sinh hoạt (thường mang giày cao gót)… (2).
Kim Lụa
- Những hiểu biết chung về suy giãn tĩnh mạch, https://www.benhvien108.vn/nhung-hieu-biet-chung-ve-benh-suy-gian-tinh-mach.htm, ngày truy cập: 15/ 11/ 2021.
- Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới – không thể chủ quan, https://suckhoedoisong.vn/suy-tinh-mach-man-tinh-chi-duoi-khong-the-chu-quan-169165147.htm, ngày truy cập: 15/ 11/ 2021.
- Suy giãn tĩnh mạch là gì?, https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/suy-gian-tinh-mach/, ngày truy cập: 15/ 11/ 2021.