Cách làm mứt gừng, ai nên ăn và ai không nên ăn?

Mứt gừng

Tết là mùa của trái cây, bánh mứt, trong đó có nhiều loại mứt giúp bồi bổ và hỗ trợ điều trị bệnh như: mứt hạt sen, mứt hạnh, mứt gừng…

Đặc biệt, mứt gừng là loại mứt phù hợp với mùa Tết nhất vì ở thời điểm ấy, khí trời thường se lạnh (có những năm rất lạnh), vì vậy, ăn gừng vào thì sẽ giúp ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm mứt gừng đơn giản nhất để các bạn có thể tự làm tại nhà. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ cùng tìm hiểu những công dụng và lưu ý khi dùng loại mứt này, bạn nhé! (vì có nhiều đối tượng không hợp với mứt gừng đấy).

Công dụng của mứt gừng

Mứt gừng không chỉ thơm ngon, giúp khai vị mà còn mang lại nhiều công dụng như:

  • Giúp ấm bụng, dễ tiêu (hợp với người hay lạnh bụng, chướng bụng, khó tiêu, cảm lạnh…).
  • Giúp thông cổ họng, giảm viêm họng.
  • Giúp tăng sức đề kháng.
Ai không nên ăn mứt gừng
Ai không nên ăn mứt gừng

Cách làm mứt gừng tại nhà

Để làm mứt gừng thì bạn chỉ cần 2 nguyên liệu là: củ gừng tươi và đường.

Với củ gừng tươi, bạn hãy chọn loại không quá già vì nếu già quá thì miếng mứt sẽ cứng, nhiều xơ, khó nhai. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn những củ quá non vì nó sẽ không đủ hương vị của gừng.

Tỉ lệ: 1 kg củ gừng tươi thì dùng 1 – 2 kg đường cát.

Củ gừng tươi
Củ gừng tươi

Thật ra, làm mứt gừng không khó, chỉ cần bạn kiên nhẫn ngào mứt là được. Tuy nhiên, vì mứt gừng tự làm, không có chất bảo quản nên sẽ không để được lâu. Nếu để ở ngoài, sau 5 – 10 ngày mứt sẽ hơi bị mốc. Vì vậy, bạn nên để trong hộp rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh nhé (khi làm cũng chỉ cần làm 1 kg củ gừng là được).

Các bước thực hiện như sau:

  • Rửa sạch củ gừng (nên chà sạch các kẽ của nhánh gừng), sau đó gọt vỏ (nếu thấy non quá thì không cần gọt vỏ).
  • Xắt củ gừng thành các lát vừa phải (nên xắt dày dày vì như thế, miếng mứt sẽ dẻ và ngon hơn).
  • Đem các lát gừng rửa lại với nước rồi cho vào 1 cái thau, vắt 1 trái chanh (trái to) rồi đổ nước vừa ngập, để như thế nửa tiếng.
Cách làm mứt gừng
Cách làm mứt gừng
  • Mở lửa, để nồi gừng lên và nấu cho sôi 10 phút. Sau đó, bạn chắt nước bỏ và rửa lại vài lần với nước.
  • Cho gừng vào thau, đổ nước vừa ngập và để thêm nước đá vào, ngâm lạnh như thế trong nửa tiếng.
  • Vớt gừng ra, cho vào chảo và thêm đường vào, trộn đều, đợi nửa tiếng thì mở lửa nhỏ để ngào. Khi thấy chảo gừng nóng, bốc hơi dần thì bạn hạ lửa xuống, chỉ dùng lửa riu riu để ngào (nếu dùng lửa to thì miếng mứt sẽ không thấm đều, không dẻ và dễ bị khét). Thường thì từ 45 phút – 1 tiếng, các miếng mứt gừng sẽ khô ráo và được áo một lớp đường.

Cách dùng: Đợi mứt nguội thì cho vào keo, để vào ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Mỗi ngày, bạn ăn 1 – 4 lát là được, không nên ăn nhiều và không nên ăn liên tục quá 1 tuần.

Ai không nên ăn mứt gừng?

Mứt gừng tuy ngon nhưng chỉ hợp với một số đối tượng nhất định. Trên thực tế, có nhiều người ăn gừng vào lại càng có hại vì tình trạng sức khỏe không hợp với gừng, vậy bạn có biết ai không nên ăn mứt gừng ? Cụ thể là:

  • Gừng có tính nóng và làm tăng huyết áp nên người bị cao huyết áp, cơ thể nóng nhiệt, say nắng, đổ mồ hôi nhiều… không nên ăn.
  • Người bị nổi mụn, sốt, nhiệt miệng, trong người hay bức bối… không nên ăn.
  • Người bị đau bao tử, bệnh xơ gan và viêm gan (cấp tính, mãn tính) không nên ăn.
  • Người bị sỏi mật, máu khó đông, trĩ ra máu, tiểu đường, chảy máu cam… không nên ăn mứt gừng.
  • Phụ nữ mang thai cũng cần hạn chế (nhất là phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc đang ở giai đoạn cuối thai kỳ).

Lưu ý và kiêng kỵ

Gừng kỵ thịt chó, thịt ngựa, thịt thỏ và rượu vang trắng. Vì vậy, không nên kết hợp vì sẽ gây hại cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn gừng liên tục trong thời gian dài vì sẽ gây tác dụng phụ, thậm chí gây bệnh.

Cuối cùng, bạn nên chọn những củ gừng tươi nguyên (vì những củ bị giập sẽ hình thành chất độc).

Nguồn tham khảo
  1. Ăn nhiều mứt gừng có thể khiến bạn bị bệnh nguy hiểm nàyhttps://khoahoc.tv/an-nhieu-mut-gung-co-the-khien-ban-bi-benh-nguy-hiem-nay-77940, ngày truy cập: 19/ 11/ 2021.
  2. Ăn mứt gừng có giúp giảm cân giảm béo khônghttps://giammoantoan.vn/an-mut-gung-co-giam-can-khong/, ngày truy cập: 19/ 11/ 2021.
  3. Kiêng kị khi ăn gừnghttps://soha.vn/song-khoe/9-dieu-cam-ky-khong-nho-ky-thi-an-gung-rat-nguy-hiem-20150530100318736.htm, ngày truy cập: 19/ 11/ 2021.
  4. Những điều cấm kỵ khi ăn gừng, cần biết để khỏi mang hoạ, https://tienphong.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-an-gung-can-biet-de-khoi-mang-hoa-post1117388.tpo, ngày truy cập: 19/ 11/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện