Cách điều trị rắn độc cắn bằng cây thuốc nam quanh ta ( 2)

Cách điều trị rắn độc cắn bằng cây thuốc nam quanh ta

Kinh nghiệm dân gian có nhiều bài thuốc nam trị rắn độc cắn rất hay. Bài viết này caythuoc.org xin chi sẻ cách điều trị rắn độc cắn bằng những cây thuốc nam quanh ta do độc giả Trương Quốc Khánh sưu tầm và biên soạn.

Loại rắn độc khi cắn  vào cơ thể người thì sẽ có hai vết răng độc có kích thước lớn hơn hai vết răng hàm dưới. Móc độc lớn hơn nên để lại kích thước vết cắn lớn hơn.

Trường hợp nếu bắt ngay được con rắn cắn người hãy quan sát vẩy của nó bố trí ra sao từ hốc mũi đến mắt nó. Nếu rắn là loại độc bất kể loài nào, thì vẩy từ mắt tới vẩy mũi là liền kề nhau (giống như đường biên giới chung giữa hai quốc gia hàng xóm láng giềng). Nếu là rắn lành thì giữa hai vẩy này có một vẩy trung gian (giống như một quốc gia xen giữa hai quốc gia khác trên bản đồ địa lý thế giới vậy ).

Rắn độc: nọc độc nhóm rắn lục: làm tổn thương hệ tuần hoàn máu; không chữa kịp thời dễ gây tử vong sau một thời gian ngắn; cho nên ý nghĩa việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng với sinh mạng nạn nhân.

Nọc độc nhóm rắn Hổ đất, Hổ mang: Làm lơ mơ ý thức nạn nhân; độc tính tác dụng cả vào hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Triệu chứng của nạn nhân khi bị rắn độc hai nhóm trên cắn: thường có vết thương sưng tấy; nhức buốt; tim đập mạnh mạch nhanh; khô cổ họng; khát nước chóng mặt; khó thở; kèm chứng nấc hoặc đái ỉa ra quần;mê man nôn mửa; đồng tử mắt co lại; tê bại tay chân.

Sơ cứu ban đầu khi bị rắn độc cắn

Dùng băng “ga-rô” vào phía trên vết cắn (nếu ở tứ chi – tay chân) sau mỗi 15 phút đến nửa giờ lại băng chuyển lên một chút; dùng dây cao-su càng tốt. Mục đích ngăn nọc độc chậm về Tim.

  • Rạch rộng vết thương để bóp nặn máu độc ra.
  • Nếu có điều kiện tiến hành “giác” vết thương nhằm hút máu độc ra nhanh.
  • Dùng thuốc xử trí ngay. Nếu không đỡ cần kíp phải đưa nhanh nạn nhân tới cơ sở bệnh viện gần nhất.

Cách điều trị rắn độc cắn bằng cây thuốc nam quanh ta

cây phèn đen giải độc rắn độc cắn
Hình ảnh cây mực hay còn gọi là cây phèn đen

Bài 1: Lá cây phèn đen tươi, một nắm to (chừng 50 gram)

Nếu bệnh nhân tỉnh  táo hãy bảo bệnh nhân nhai lá cây phèn đen tươi nuốt nước, bã xoa khắp người trừ chỗ vết cắn. Nếu họ hôn mê, giã lấy nước đổ miệng cho uống, bã xoa khắp người trừ vết cắn. Bạn đọc nào chưa biết mặt cây phèn đen hãy tìm sách đọc hoặc tra cứu qua Google.com trên Mạng Internet.

Bài 2: Lá khoai tía và Lá ráy dại giã nhỏ đắp vết thương.

Thuốc lào khô
Thuốc lào khô

Bài 3: Thuốc lào 4 gram (khoảng chừng 3-4 điếu )

Khi bị rắn cắn; nhai thuốc lào nuốt nước, bã đem đắp vào vết thương; sẽ không chạy nọc độc và không sưng tấy lên.

Bài 4: Củ chìa vôi một củ to.

Cạo vỏ giã nhỏ, cho vào một chút rượu vắt lấy nước uống; bã đắp vào vết thương; nếu mê man thì cậy miệng nạn nhân đổ cho uống. Nếu không có củ chìa vôi to; ta dùng ngọn chìa vôi làm tương tự cứu bệnh nhân; nhưng tác dụng có kém hơn củ của nó.

Bài 5: Củ cỏ lác sống: 2-3 củ

Nước bọt cơm: 10-20 ml (cc )

Lấy củ cỏ lác sống, rửa sạch; mài với nước bọt cơm bôi vào vết thương rắn cắn. Làm với bất cứ loại rắn độc nào.

Cây cỏ lác chữa rắn độc cắn
Cây cỏ lác chữa rắn độc cắn

Mở rộng: Những bài thuốc làm tức khắc có thể cứu sống nạn nhân bị rắn độc cắn:

  • Nhai nuốt nước lá cây Bù cu vẽ.
  • Nhai nuốt nước rau muống sống (rau muống quen thuộc với mọi người rồi).
  • Uống nước Phèn chua, Cam thảo – nhai sống hoặc nấu nước uống.
  • Quả đu đủ xanh giã vắt nước uống không kể liều lượng.
  • Hạt mướp đắng nhai nuốt hoặc giã nát nấu nước cho uống.

Bài 6: – Hạt vông vang 1 phần

– Hạt hồng bì 1 phần

Hai thứ sao giòn tán bột cho vào lọ nút kín; ở miền núi có thể trộn thêm bột bông báo; ở miền xuôi có thể trộn thêm bột lá Cỏ chỉ thiên; ngày uống 2-4  lần. Mỗi lần uống 4-6 gram với nước nóng.

Đề phòng rắn độc cắn

Muốn phòng tránh rắn độc cắn khi buộc phải làm những công việc đi qua bãi cỏ; bên hồ đầm nước; hay trong rừng. Hãy nuốt một điếu thuốc lào (nhai nuốt tránh nghẹn hay sặc mùi thuốc) trước khi làm việc lên đường. Gặp trường hợp rắn đã cắn, nhai ngay thuốc lào nuốt một tý nước; còn bã  đắp vào vết rắn cắn.

Trường hợp nạn nhân mê man như chết nhưng ngực còn nóng; tim còn đập ta nên cậy miệng nạn nhân cho uống nước thuốc lào như trên; Cần thiết phải tăng liều thuốc lào gấp vài ba lần bình thường.

Bệnh nhân không được hút thuốc; uống rượu lúc đã bị rắn cắn. Kiêng ăn cơm trong 24 giờ. Chỉ cho uống nước đường và uống thuốc theo các bài nói trên.

Ngoài ra; trong nhân dân truyền tay nhau cái gọi là Hạt Đậu Lào (xuất xứ từ bên Lào? ) bổ đôi ra; Khi bị rắn độc , rết độc, nọc ong châm v.v…ta dùng ngay hạt đậu lào đã bổ đôi để dịt vào vết cắn – hạt này có tính hấp phụ bề mặt tốt nên “hút” phần nọc độc ra ngoài… Chú ý nghiên cứu áp dụng.

Sau sơ cứu nạn nhân bằng các bài thuốc Nam trên đây; tốt nhất cho nạn nhân đi bệnh viện điều trị toàn diện và tích cực chắc chắn cứu sống họ. Nếu tím tái, chảy máu …và nóng đỏ toàn thân biến chứng sốt cao, khó thở nôn mửa… mạch nhanh yếu v.v…Càng phải cho nạn nhân tới chống độc ở các Khoa Cấp cứu bệnh viện gần nhất.

Cảm ơn mọi người để tâm đọc và áp dụng. Điện thoại liên hệ: 085 825 5256

Sưu tầm và biên soạn: Trương Quốc Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 câu hỏi về “Cách điều trị rắn độc cắn bằng cây thuốc nam quanh ta ( 2)

    • Caythuoc.org
      Caythuoc.org hỏi:

      Khi mẹ bạn bị cắn bởi rắn xanh (hay rắn độc), việc đầu tiên và quan trọng nhất là liên hệ với dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức. Trong trường hợp bị cắn rắn độc, việc chữa trị phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm.

      Dưới đây là một số biện pháp cấp cứu ban đầu mà bạn có thể thực hiện cho mẹ bạn trong khi chờ đợi sự hỗ trợ y tế:

      Gọi ngay cấp cứu: Gọi số điện thoại cấp cứu y tế (dùng số điện thoại khẩn cấp tại khu vực bạn sống) và thông báo về tình huống cắn rắn.

      Giữ mẹ bạn yên tĩnh: Đưa mẹ bạn nằm xuống và giữ cơ thể yên lặng để hạn chế sự lan truyền nọc độc.

      Làm những biện pháp hỗ trợ: Cố gắng làm hạn chế sự hấp thụ nọc độc bằng cách bó buộc vùng cắn cao hơn mức tim và vùng bị cắn để hạn chế lưu thông máu. Tránh sử dụng các biện pháp không được khuyến cáo như hút nọc độc bằng miệng hoặc cắt vết cắn.

      Không tự ý sử dụng thuốc: Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị cắn rắn độc. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng thuốc chống độc và các biện pháp điều trị khác.

      Lưu ý rằng việc xử lý cắn rắn độc là công việc chuyên nghiệp và chỉ nên được thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm. Hãy đảm bảo mẹ bạn được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự chăm sóc và điều trị thích hợp.

2
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện