Các bài thuốc dân gian từ củ, hoa, quả và hạt chuối hột

Bạn đã ăn trái chuối hột chín lần nào chưa? Bạn còn nhớ hương vị đặc biệt của nó chứ? Cái cảm giác đang ăn miếng chuối chín mềm thì vấp phải cái hột, lườm lườm trong lưỡi rồi nhả ra, thế mà vẫn không mất hứng thú và ăn hết trái này đến trái khác ấy. Đó là vì cái ngọt thanh thao và vừa phải của quả chuối hột, không gắt như chuối cao cũng không dễ dãi như chuối bôm, chuối xiêm.

Chuối hột vốn thân thuộc với người dân Việt và hầu như có mặt trên khắp cả nước. Người ta trồng chuối hột không chỉ để ăn, để bán mà còn để làm thuốc. Vâng, đây là loài cây mà tất cả các bộ phận của nó đều có tác dụng điều trị bệnh.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cùng các bạn những bài thuốc cổ truyền ở Vĩnh Long quê mình. Những bài thuốc này đều dễ thực hiện và ít tốn kém, hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn.

Hạt chuối hột

Dấu ấn đầu tiên khi nhắc đến chuối hột là những cái hạt to tròn nằm lẫn lộn giữa thịt quả, to như hạt tiêu vậy. Nếu bạn đợi trái chuối chín rồi chà xát thịt quả, sau đó lược lại thì sẽ thu được hạt chuối.

Hạt chuối hột
Hạt chuối hột

Ở quê tôi, hạt chuối hột được biết đến với các công dụng phổ biến là:

  • Điều trị sỏi thận: Khi sử dụng hạt chuối hột để làm thuốc, bạn cần chọn loại hạt được tách từ quả chuối đã chín (lúc này hạt nó cứng và đen hơn). Với hạt này, các bạn phơi khô rồi xay nát. Mỗi lần uống, các bạn múc 7 muỗng cafe bột hạt chuối cho vào 2 lít nước rồi nấu sôi, nấu đến khi nước rút còn 2/ 3 là được. Nước này chúng ta uống hàng ngày như trà và uống liên tục từ 2 đến 3 tháng thì sẽ thấy hiệu quả.
  • Điều trị nhức mỏi và thấp khớp: Để điều trị các bệnh này, bạn có thể lấy 200g hạt chuối hột khô, giã nát rồi ngâm với 1 lít rượu 40 độ, ngâm trong 10 ngày hoặc để càng lâu càng tốt. Liều lượng: mỗi lần uống 1 chung rượu nhỏ, mỗi ngày uống 2 lần như thế.

Thịt quả chuối hột còn xanh

Quả chuối hột còn xanh có tác dụng nhất định đối với bệnh hắc lào đấy, bạn đã nghe qua chưa?

Cách dùng rất đơn giản nhé. Bạn chỉ cần hái quả xanh, chẻ làm hai cho nó chảy nhựa ra rồi lấy nhựa này bôi lên da (chỗ bị hắc lào). Trong quá trình bôi, bạn nhớ rửa sạch và giữ vệ sinh cho vùng da bệnh nhé (giữ da không ráo).

Củ cây chuối hột

Củ cây chuối hột không ai ăn làm gì nhưng làm thuốc thì lại rất hữu hiệu. Theo kinh nghiệm từ xưa thì khi bị say nắng, bị lỵ ra máu, chúng ta có thể dùng củ cây chuối hột để điều trị. Cụ thể như sau:

  • Giúp giã cơn say nắng: lấy củ chuối hột rửa sạch, xay nát rồi ép lấy nước uống.
  • Điều trị lỵ ra máu: ta dùng củ sả và củ chuối hột (mỗi loại 4 g), đem xắt lát rồi cho vào chảo sao vàng, sau đó nấu với 200 ml nước, nấu đến khi nước rút còn 50 ml thì uống (mỗi ngày 1 lần).
Cây chuối hột
Cây chuối hột

Hoa chuối

Từ lâu, hoa chuối đã được biết đến với tác dụng nhuận tràng, làm giảm táo bón và giúp lợi sữa sau sinh. Ở quê tôi, người ta hay lấy hoa chuối (bắp chuối non) luộc rồi chấm nước tương ăn hoặc xắt nhỏ rồi trộn gỏi ăn. Các món này giúp tăng cường chất xơ và chống táo bón (tuy nhiên, bạn nên rửa kỹ nếu dùng tươi và luộc kỹ nếu nấu chín để hoa chuối bớt chát nhé).

Trong trường hợp các bà mẹ sau sinh bị thiếu sữa, hoa chuối cũng được dùng như cách nêu trên (thường là luộc cho hoa chuối chín mềm để dễ ăn hơn).

Lưu ý: Đây là các bài thuốc dân gian nên hiệu quả sẽ tùy theo cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó, trước khi dùng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc, bạn nhé!

Nhật Ký

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện