Có lẽ đâu đó, bạn đã nghe nói cà rốt rất tốt cho mắt và sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều thì sẽ bị thừa vitamin A, gây vàng mắt, vàng da…
Vâng, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng sẽ phản tác dụng nếu ăn quá nhiều và cà rốt cũng vậy.
Ngoài vấn đề liều lượng thì khi ăn cà rốt, bạn cũng cần chú ý một số kiêng kị. Được biết, cà rốt cũng kỵ với một số loại thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày đấy!
1. Cà rốt kỵ với các loại thủy sản, hải sản có vỏ
2. Cà rốt kỵ củ cải
Cà rốt và củ cải trắng đều chứa nhiều vitamin C nhưng đồng thời, trong cà rốt cũng chứa một số chất làm mất tác dụng của vitamin C. Vì vậy, nếu kết hợp hai món này thì giá trị dinh dưỡng của món ăn sẽ giảm đi.
3. Cà rốt kỵ cà chua
Như đã nói, trong cà rốt có chứa chất phân giải vitamin C (mà cà chua lại nhiều vitamin C). Vì vậy, bạn cũng không nên kết hợp hai thành phần này nhé!
Trên thực tế, nếu bạn kết hợp cà rốt với cà chua (hay củ cải trắng) thì cũng không độc hại gì, chỉ là giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm xuống thôi (chúng ta vẫn thường kho cà rốt với củ cải, nấu nước lẩu cà rốt – củ cải – cà chua…).
4. Cà rốt kỵ giấm ăn
Giấm ăn, giấm gạo, giấm táo… đều kỵ với cà rốt. Nếu kết hợp cùng, các chất có trong giấm sẽ phá hủy một số chất dinh dưỡng có trong cà rốt.
5. Cà rốt kỵ với chanh
Chanh cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cà rốt. Vì vậy, nếu kết hợp cùng thì enzyme có trong cà rốt sẽ phá hủy vitamin C có trong chanh. Điều này cũng làm giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm xuống.
6. Cà rốt kỵ cà tím
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn cà rốt cùng lúc với cà tím thì sẽ tạo ra một số chất có hại cho dạ dày và cũng dễ gây khó tiêu…
7. Cà rốt kỵ gan động vật
Bạn biết đấy, các loại gan động vật đều chứa hàm lượng khoáng chất kim loại khá cao, đặc biệt là chất Sắt và chất Đồng.
Trong khi đó, vitamin C có trong cà rốt lại có thể làm oxy hóa các khoáng chất đó, làm chúng mất tác dụng. Không chỉ thế, axít oxalic có trong cà rốt cũng có thể làm rối loạn quá trình hấp thụ chất Sắt.
8. Cà rốt kỵ nho, cam
Nho, cam, quýt, bưởi… đều là trái cây có tính axit. Vì vậy, nếu ăn vào cơ thể thì nó sẽ gây kích thích đường ruột. Lúc này, nếu ta ăn thêm cà rốt thì cơ thể sẽ khó hấp thu dưỡng chất hơn.
9. Cà rốt kỵ ớt
Ớt cay và ớt chuông đều chứa nhiều vitamin C, vì vậy, nếu ăn với cà rốt thì hàm lượng vitamin C có trong ớt sẽ bị phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
10. Cà rốt kỵ trái sơn trà
Khi ăn trái sơn trà thì trong cùng thời điểm đó, bạn không nên ăn cà rốt (hay uống nước ép cà rốt). Đó là vì: enzyme có trong cà rốt sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa vitamin C (có nhiều trong trái sơn trà). Khi đó, giá trị dinh dưỡng của trái sơn trà sẽ bị giảm.
11. Cà rốt kỵ với rượu
Nếu uống rượu rồi ăn các món có cà rốt thì tiền sinh tố A (beta carotene) có trong cà rốt sẽ thâm nhập trực tiếp vào gan và dễ hình thành độc tố.
Gợi ý:
- Nếu muốn kết hợp cà rốt với các thức ăn giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt chuông… thì chúng ta cần nấu chín cà rốt. Khi đó, các enzyme phân giải vitamin C có trong cà rốt sẽ bị phân hủy.
- Khi chế biến cà rốt, bạn nên cho thêm dầu ăn (ví dụ như làm món xào, kho…) vì beta carotene có trong cà rốt (giúp sáng mắt, chậm lão hóa) là chất chỉ tan trong chất béo. Vì vậy, nếu bạn ăn sống hoặc uống nước ép cà rốt thì 90 % beta carotene trong cà rốt sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài.
- Nên nấu cà rốt chín mềm (không nên nấu quá nhừ).
Liều lượng an toàn: người lớn mỗi tuần không ăn quá 300 g cà rốt và trẻ nhỏ mỗi tuần không ăn quá 150 g cà rốt (1) (2).
- Cà rốt – củ cải đỏ kỵ gì?, https://tienphong.vn/nhung-thuc-pham-dai-ky-voi-ca-rot-co-the-hoa-doc-to-chet-nguoi-khi-an-chung-post1379863.tpo, ngày truy cập: 29/ 07/ 2022[↩]
- Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống, trang 35[↩]