Gần đây một số video mạng xã hội cho rằng rau má, cà gai leo có tác dụng bổ thận khiến một số bệnh nhân mắc các bệnh về gan, thận đổ xô dùng cà gai leo rau má. Vậy thực hư rau má, cà gai leo có tác dụng bổ thận không, hãy cùng tìm hiểu bài viết này để biết chính xác bạn nhé.
Có một sự thật mà nhiều người không biết đó là thảo dược mát gan thì không bổ thận và ngược lại, thậm chí một số loại thảo dược giải độc mát gan còn gây bất lợi cho chức năng thận.
Cà gai leo có tác dụng bổ thận không ?
Như chúng ta đã biết, cà gai leo là loại thảo dược dân gian có tác dụng hạ men gan, mát gan giải độc, kích thích tăng cường chức năng của gan từ đó giúp giải độc bia rượu, thải độc gan nhanh hơn. Đó chính là lý do vì sao, sau khi uống rượu say uống một ly trà cà gai leo bạn sẽ bớt say.
Theo Tây y
Theo Vinmec gan tăng cường hoạt động sẽ tạo áp lực không nhỏ đến thận bởi gan có chức năng chuyển hoá các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, gan chuyển hoá một lượng lớn các chất vào cơ thể cũng là lúc chức năng thận phải tăng cường hoạt động để đáp ứng khả năng lọc máu (1).
Vì vậy, đối với những người khoẻ mạnh việc sử dụng cà gai leo để tăng cường thải độc gan có thể có lợi, vì sẽ giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố và không làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Ngược lại, với những người có chức năng thận suy yếu, việc sử dụng cà gai leo lâu dài theo thời gian có thể là một nhân tố gây bất lợi cho chức năng thận, khiến thận bị quá tải, một thời gian dài có thể khiến chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, không thể phục hồi (Thậm chí có thể gây suy thận).
Theo đông y
Cà gai leo là vị thuốc thải độc gan nổi tiếng trong đông y, được nhắc đến trong nhiều tài liệu. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cà gai leo làm thuốc giải bia rượu, giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị các bệnh về chức năng gan.
Các tài liệu y học cổ truyền đều cho rằng, cà gai leo không có tác dụng bổ thận, ngoài ra cà gai leo cũng không được xếp vào nhóm các vị thuốc có tác dụng đối với chức năng thận.
Tóm lại
Cả đông y và tây y đều xác định cà gai leo chỉ có tác dụng đối với chức năng gan, tăng cường thải độc gan và không hề có tác dụng bổ thận. Vì vậy, khi sử dụng người dùng cần hết sức lưu ý, nhất là những ai đang có gặp phải các vấn đề về chức năng thận như: Sỏi thận, thận yếu, suy thận giai đoạn đầu, viêm cầu thận…. tránh sử dụng cà gai leo để không làm ảnh hưởng xấu đến chức năng thận vốn đã bị suy giảm.
Tham khảo thêm về công dụng của cây cà gai leo tại đây.
Rau má có tác dụng bổ thận không ?
Rau má một vị thuốc nam vô cùng gần gũi với người dân Việt Nam, rau má không chỉ là một vị thuốc loại cây này còn được nhân dân sử dụng làm rau ăn hàng ngày với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, đặc biệt là nó rất lành tính, phụ nữ mang thai cũng có thể dùng được.
Theo dân gian, rau má là vị thuốc mát, lợi tiểu, giúp giải nhiệt, lợi sữa rất có lợi cho phụ nữ sau sinh, và đặc biệt rất tốt nếu dùng vào mùa hè. Vì vậy, nếu muốn dùng rau má tốt nhất hãy dùng nó vào những ngày nắng nóng bạn nhé.
Rau má rất lành, có lợi cho cơ thể, người mắc các các bệnh về gan thận cũng có thể yên tâm sử dụng rau má được bình thường, bởi rau má không gây bất lợi cho các chức năng gan, thận.
Về tác dụng bổ thận, các tài liệu không nói đến công dụng bổ thận của rau má. Chỉ nên coi rau má như một loại rau ăn bình thường.
Tham khảo thêm về những công dụng của cây rau má ta tại đây.
Bổ thận, cải thiện chức năng thận nên ăn gì ?
Thận là cơ quan lọc máu cho cơ thể, thận hoạt động 24/24 giờ và không ngừng nghỉ vì vậy chế độ ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn để sức khoẻ của thận. Để bảo vệ thận, giúp thận hoạt động khoẻ mạnh và giúp thận phục hồi bạn nên thực hiện các thói quen sau:
Trong ăn uống sinh hoạt
- Hãy luôn ngủ sớm, hạn chế thức khuya
- Không nên ăn quá no, ăn vừa đủ hoặc hơi ít so với khả năng hấp thu của cơ thể. Nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể sẽ giúp cơ thể nhanh chóng tăng cân cũng là nguyên nhân khiến chức năng thận luôn phải hoạt động quá tải, về lâu dài có thể khiến thận suy yếu.
- Không uống quá nhiều nước và hãy luôn chú ý đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
- Hạn chế dùng các đồ chế biến sẵn như: Mì gói, thịt hộp, xúc xích…
- Hạn chế dùng nước uống tăng lực, nước ngọt, bia
- Không ăn quá mặn
- Hạn chế dùng kháng sinh, thuốc giảm đau….
- Hạn chế dùng các loại thịt giàu chất đạm: Thịt chó, thịt trâu, cá mè
Một số thảo dược có lợi cho thận
Tăng cường sử dụng các thực phẩm có lợi cho thận, giúp bổ thận. Theo dân gian những thực phẩm có màu đen thường giúp bổ thận, rất có lợi như:
- Vừng đen, đậu đen, cỏ nhọ nồi, phèn đen, hạt kê…
- Cá chạch, cá chê, lươn, rắn, chim sẻ…
Ngoài ra, có một bài thuốc dân gian cổ truyền đã giúp nhiều bệnh nhân mắc suy giảm chức năng thận cải thiện, hồi phục lại được chức năng thận mà mọi người nên tham khảo sử dụng, đó là bài thuốc nam dân gian từ bốn vị thuốc: Cây muối, cây mực, cây nổ và cây quýt gai , mọi người tham khảo thêm tại đây.
Tóm lại
Có thể khẳng định cà gai leo, rau má là những thảo dược rất có lợi cho gan, tuy nhiên sử dụng chung cà gai leo rau má không hề có tác dụng bổ thận như một số thông tin trên các trang mạng xã hội đã từng đề cập.
Ngược lại, với những ai đang mắc các chứng bệnh về thận hoặc chức năng thận bị suy giảm thì không nên dùng cà gai leo hay bất cứ loại thảo dược nào. Chỉ sử dụng thuốc, thảo dược dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ để bảo đảm hiệu quả và an toàn bạn nhé.
- Dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề, https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-canh-bao-gan-co-van-de/ ngày truy cập 18/01/2024[↩]
Chính xác, em xem tiktok thấy cây gì cũng bổ gan bổ thận mà không biết người ta lấy thông tin từ đâu ra nữa
Hiện nay rất nhiều video trên mạng xã hội đăng tải nhưng không có sự kiểm duyệt chặt chẽ dẫn đến bị thổi phồng công dụng tác dụng của một số loại cây cỏ, vì vậy hãy luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào bạn nhé.