Bị đau cứng cổ khi ngủ dậy là bệnh gì?

Một ngày nọ, bạn thức dậy và đột nhiên bị đau cứng cổ: xoay cổ qua phải hay qua trái đều khó chịu, đau điếng. Đây là dấu hiệu của việc nằm ngủ sai cách nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các loại bệnh khác, thậm chí là những bệnh nghiêm trọng.

Vậy, có những loại bệnh nào thường gây đau cứng cổ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Lưu ý: Khi bạn xoay cổ, lắc cổ mạnh quá cũng sẽ làm đau cứng cổ (sái cổ), với những cơn đau điếng khi cử động cổ. Với trường hợp này, bạn cần giữ nguyên tư thế đó rồi xoa bóp từ từ, sau đó mới tập cử cộng cổ từ từ. Nhìn chung, lắc cổ quá mạnh là thói quen nguy hiểm nên bạn hãy chú ý hạn chế nhé!

Đau cứng cổ, đau vai gáy

Vì sao bị đau cứng cổ khi thức dậy?

Có nhiều lý do dẫn đến đau cứng cổ, chẳng hạn như:

  • Nhân viên văn phòng và những người ít cử cộng vùng cổ: Mình từng bị đau cứng cổ sau khi thức dậy và cơn đau ấy kéo dài 3 ngày mới hết. Sau khi tìm hiểu thì mình biết nguyên nhân khiến cho mình bị đau cứng cổ là ngồi làm việc trước máy tính quá nhiều khiến cho vùng đốt sống cổ bị thoái hóa hoặc các cơ bị ảnh hưởng (vì cứ ngồi mãi một tư thế). Cũng may là mình nhận ra cái sai của mình, bắt đầu dùng thuốc rượu (hoặc dầu) xoa bóp vùng cổ, sau đó massage thường xuyên vùng cổ và tập cử động cổ chậm rãi, từ từ (vì quay sang trái, phải, lên, xuống… đều đau). Vì vậy, nếu bạn là nhân viên văn phòng thì hãy tập cử động cổ thường xuyên để đốt sống cổ linh hoạt hơn nhé! (1).
  • Do gối ngủ quá cao: Nếu bạn nằm trên một cái gối quá cao để ngủ thì sau khi thức dậy, bạn sẽ rất dễ bị đau nhức cổ. Vì vậy, hãy chọn chiếc gối cao vừa đủ thôi, bạn nhé.
  • Do tư thế ngủ: Cơn đau cứng cổ sau khi thức dậy thường là do bạn nằm ngủ sai cách: đầu ngoẹo về một bên, nằm sấp khi ngủ, nằm nghiêng một bên suốt đêm, nằm co quắp…
Ngủ sai tư thế cũng dễ dẫn đến đau cứng cổ
Ngủ sai tư thế cũng dễ dẫn đến đau cứng cổ
  • Do dây thần kinh vùng cổ bị chèn ép: Với những người lớn tuổi thì vùng cổ sẽ dễ bị đau điếng do dây thần kinh ở cổ bị chèn ép. Ngoài ra, tình trạng dây thần kinh cổ bị chèn ép còn có thể do người đó từng bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Với trường hợp này thì bạn nên đến bệnh viện để được điều trị sớm.
  • Do cử động đột ngột: Khi bạn lắc cổ, xoay đầu đột ngột, cử động tay, vai đột ngột…, bạn cũng có thể bị trẹo cổ, đau cứng cổ và vai…
  • Do co thắt cơ, căng thẳng: Co thắt vùng cơ cổ và căng thẳng thần kinh (stress) cũng có thể dẫn đến đau cứng cổ, khiến cho cơ cắp vùng cổ cứng lại, co thắt, khó cử động…
  • Viêm màng não: Viêm màng não – căn bệnh nguy hiểm này – cũng có dấu hiệu là đau cứng cổ. Vì vậy, nếu thấy tình trạng đau cứng cổ không rõ nguyên nhân hoặc có kèm đau đầu, sốt… thì bạn nên đi khám bệnh ngay nhé!
  • Làm việc quá sức: Những người hay mang vác nặng (như công nhân bốc vác…) cũng hay bị đau cứng cổ.
Bị đau cứng cổ khi ngủ dậy
Bị đau cứng cổ khi ngủ dậy

Cách cải thiện và phòng ngừa chứng bị đau cứng cổ khi ngủ dậy

  • Lưu ý: Không được cạo gió vì sẽ làm ảnh hưởng đến phần mô vùng cổ và cũng không cải thiện được nhiều.
  • Khi bị đau cứng cổ, bạn nên giữ yên tư thế đó, xoa bóp vùng cổ với dầu gió hoặc thuốc xoa bóp (hoặc khăn ấm) rồi mới từ từ dùng tay đỡ cổ, xoay nhẹ nhẹ, từ từ, khi nào thấy đau thì ngưng và xoay cổ về tư thế ban đầu. Sau đó, bạn đổi sang các hướng khác. Với trường hợp nhẹ thì một lát sau bạn sẽ hết đau (như trường hợp của mình thì lần ấy, nó chỉ bớt chút ít, sau 3 ngày mình mới hết đau cứng cổ hoàn toàn).
  • Nếu hàng ngày bạn ít cử động vùng cổ thì bạn nên tập thể dục cho vùng cổ linh hoạt hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên mang vác, tạo áp lực lên vùng cổ thì bạn cần hạn chế lại.
  • Tập thể dục mỗi ngày và xoa bóp cổ thường xuyên để khí huyết lưu thông, bởi vì cột sống và vùng cổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe và sự sống của chúng ta (2).
  • Không nên ngồi nhiều trước quạt gió hoặc trong máy lạnh.
  • Không nên tắm nhiều vào ban đều.
  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất (hạn chế các chất độc hai như bia, rượu, thuốc lá…) (3).

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện