Bát giác phong (cây thôi chanh) vị thuốc điều trị liệt nửa người

Lá cây bát giác phong hay cây thôi chanh

Liệt nửa người hay còn gọi là bệnh tai biến một căn bệnh nguy hiểm thường thấy ở người già. Bài viết này caythuoc.org xin giới thiệu tới bạn đọc kinh nghiệm điều trị bệnh liệt nửa người bằng cây bát giác phong hay cây thôi chanh.

  • Tên khoa học: Alangium chinense (Lour) (1).
  • Họ: Thôi chanh.

Mô tả cây thuốc

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ loại nhỡ, chiều cao khoảng 4m với nhiều cành nhỏ xòe rủ xuống.
  • Lá: Mọc so le giống gần giống hình bát giác 8 cạnh, (có lẽ chính vì lý do đó mà cây này có tên gọi bát giác phong). Mặt dưới lá nhiều gân nổi rõ, cuống lá có màu đỏ, tuy nhiên cũng có cây cuống lá không có màu đỏ.
  • Hoa: Mọc thành cụm như một dải đèn nhấp nháy.
  • Quả: Hình cầu, kích thước khoảng 1cm ~ 1,5cm
Lá cây bát giác phong hay cây thôi chanh
Lá cây bát giác phong hay cây thôi chanh

Bát giác phong thường mọc ở đâu ?

Theo các tài liệu, bát giác phong chỉ mọc ở những vùng núi cao từ 2000 mét trở lên, không thấy ở đồng bằng. Ở nước ta cây chỉ mọc ở một số khu vực miền núi cao miền Tây Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.

Bộ phận dùng làm thuốc

Lá, rễ cây và vỏ cây.

Thu hái chế biến

Người dân thường đào lấy rễ hoặc lấy vỏ thân cây và lá cây về cắt ngắn, phơi khô. Nhân dân thường sử dụng ở dạng lát miếng khô sắc uống hoặc tán bột.

Thành phần hóa học

Viện Thực vật học Vũ Hán, TQ đã xác định được thành phần hóa học từ dầu bay hơi cây thôi chanh với thành phần chính là 1, 8-Cineole (43,325%), Sabinene (10,713%), Eugenol methyl ether (7,088%), alpha-Terpinol (7,017%), alpha-Pinene (5,830%) (2)

Các nghiên cứu về vị thuốc

1. Salicin từ cây thôi chanh Alangium chinense Ameliorates có tác dụng giảm Viêm khớp dạng thấp:

Nghiên cứu tại Đại Học Nam Kinh và Đại học Tô Châu, Trung Quốc bằng các thí nghiệm và phân tích hóa học, nhóm nghiên cứu đã Kết luận salicin từ cây thôi chanh cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp (3).

2. Hoạt động giảm đau xương khớp và độc tính của cây thôi chanh:

Thí nghiệm trên chuột được thực hiện bởi Đại học Công nghệ, Hợp Phì, Trung Quốc để xác định công dụng của vị thuốc này. Kết quả cho thấy chiết xuất từ cây bát giác phong (hay cây thôi chanh) làm giảm đáng kể các triệu chứng sưng bàn chân và viêm đa khớp của chuột thí nghiệm, giảm chỉ số viêm khớp của chúng và cải thiện các thay đổi bệnh lý của chúng. Về độc tính; không có độc tính rõ ràng đối với gan của chuột (4).

3. Hợp chất alkaloid pyridine chiết xuất từ cây thôi chanh có hoạt động kháng khối u thần kinh:

Nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Đại học Vân Nam, TQ bằng kỹ thuật quang phổ và phép lưỡng sắc hình tròn điện tử (ECD) đã xác định hoạt tính kháng u chọn lọc trong ống nghiệm chống lại tế bào gốc u thần kinh đệm (GSC) của hợp chất alkaloid pyridine từ chiết xuất cây thôi chanh Alangium chinense (5).

Tính vị

Bát giác phong vị cay, tính ôn, có độc nên khi sử dụng làm thuốc cần thận trọng.

Công dụng của cây bát giác phong

Mặc dù hơi có độc nhưng theo kinh nghiệm dân gian nếu biết cách dùng hợp lý thì đây là vị thuốc chuyên điều trị các bệnh về phong thấp, xương khớp rất hay. Dưới đây là những công dụng chính của vị thuốc này:

  • Phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Liệt nửa người (Bán thân bất toại)
  • Rối loạn tâm thần
  • Giảm đau, giãn cơ

Liều dùng: 3g ~ 6g khô/ngày (Lưu ý không nên dùng quá liều trên vì vị thuốc có độc).

Các bài thuốc dân gian từ cây bát giác phong

1. Điều trị viêm khớp dạng thấp, phong thấp

  • Chuẩn bị: Rễ thôi chanh khô 300g, rượu trắng 2 lít loại 35 độ
  • Thực hiện: Rượu ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng. Khi sử dụng cần lưu ý không nên uống quá nhiều rượu ngâm rễ thôi chanh vì cây có độc tính, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 30ml rượu, chia làm 3 lần, mỗi lần dùng 10ml trong mỗi bữa ăn.

2. Liệt nửa người

  • Chuẩn bị: Rễ bát giác phong (thôi chanh) 4g khô, gà mái tơ 01 con
  • Thực hiện: Rễ khô đem rửa sạch, thái mỏng, bỏ vào bụng gà, thêm rau và gia vị mắm muối rồi hầm chín sau đó ăn hết trong ngày (Ăn cả cái vào nước hầm gà).

Rối loạn tâm thần

  • Chuẩn bị: Rễ thôi chanh 2g khô
  • Thực hiện: Rễ khô sao vàng, tán nhỏ thành dạng bột, chia làm 2 lần, mỗi lần 1g rồi hòa với nước ấm uống hàng ngày.

Ai không dùng được cây bát giác phong ?

  1. Phụ nữ mang thai
  2. Phụ nữ cho con bú
  3. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi

Là những đối tượng không dùng được vị thuốc này, bởi vị thuốc này có độc tính không nên dùng cho 3 trường hợp trên.

Các biểu hiện ngộ độc bát giác phong

  • Tụt huyết áp
  • Choáng váng
  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi

Nếu gặp phải tình trạng trên khi sử dụng quá liều, người dùng cần ngưng sử dụng đồng thời thực hiện biện pháp giải độc bằng cách dùng lá khoai lang tươi giá nát, vắt lấy nước uống hoặc nước rau má uống. Mời các bạn tham khảo một số các giải ngộ độc tại đây: Ngộ độc và các bài thuốc sơ cứu từ cây lá quanh nhà

Giá bán: Đang cập nhật

Nguồn tham khảo
  1. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 179,180,181.
  2. Study on chemical constituents of the volatile oil of Alangium chinense (Lour.) Harms, https://europepmc.org/article/cba/330187, ngày truy cập 13 tháng 8 năm 2020.
  3. Salicin from Alangium chinense Ameliorates Rheumatoid Arthritis by Modulating the Nrf2-HO-1-ROS Pathways, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs.jafc.8b02241, ngày truy cập 12 tháng 8 năm 2020.
  4. Therapeutic effect of Alangium chinense (Lour.) Harms on adjuvant arthritis rats and its toxicity, http://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-HEFE201206028.htm, ngày truy cập 12 tháng 8 năm 2020.
  5. Antitumor pyridine alkaloids hybrid with diverse units from Alangium chinense, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0040403919313012, ngày truy cập 13 tháng 8 năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện