Atiso điều trị viêm gan, viêm thận và làm giảm mỡ máu

Bạn nghĩ gì về Atiso? Một loại thảo dược nổi tiếng tốt cho gan thận hay một loài hoa vừa to vừa đẹp? Riêng tôi, Atiso có cả hai điều ấy. Thế nhưng, Hoa atiso còn đến với tôi bằng đôi mắt đau đáu của một lão nông đất Sa Pa khi ông thở than về cái nghề nông vất vả của mình.

Theo ông, Atiso là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, vì thế, để có được những bông hoa, phiến lá tươi tốt, chất lượng, người làm vườn đôi khi phải bỏ ra công sức mà so với việc trồng rau xanh, nó còn tốn kém hơn nhiều.

Thế nhưng, bằng tình yêu và sự gắn bó với quê hương, với cây Atiso như cách mà người Việt Nam bao năm nay vẫn gắn bó với cây dừa; những người nông dân ấy đã và đang cung cấp cho thị trường một lượng Atiso lớn, vừa phục vụ cho nhu cầu ẩm thực lại vừa đáp ứng nhu cầu làm thuốc.

Về cây Atiso

Atiso là tên của cây Cynara scolymus, thuộc họ Cúc (1).

Tuy nhiên, trên thực tế, có một loài khác cũng hay bị đánh đồng với Atiso và được gọi là Atiso đỏ, đó là cây bụp giấm (hay còn gọi là cây hoa hồng), có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa.

Như vậy, cần lưu ý cây Atiso đỏ khác hoàn toàn với cây Atiso thực thụ mà chúng tôi đề cập trong bài viết này. Trên thị trường, để tránh nhầm lẫn, đôi khi người ta gọi cây Atiso thực thụ là Atiso xanh (bởi cụm hoa của nó có màu xanh, rất to) để phân biệt với cây Atiso đỏ (hoa có màu đỏ, khá nhỏ).

Atiso
Hoa Atiso (hay còn gọi là Atiso xanh)
Cây bụp giấm nhiều người vẫn tưởng là cây ac ti sô
Cây bụp giấm (hay còn gọi là Atiso đỏ)

Về đặc điểm hình dáng, Atiso là loại cây thân thảo có thể cao đến 2 m, lá xẻ, rất to và dày (có thể dài đến 80 cm). Ở nước ta, cây được trồng nhiều tại Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo… Một điều đáng mừng là hiện nay, ở Đà Lạt, nhiều hộ dân đã áp dụng các thành tựu của nghiên cứu vi sinh để phát triển Atiso thành các mô hình bền vững, nhờ thế mà tình hình kinh tế cũng được cải thiện nhiều.

Công dụng của Atiso

Với cây Atiso, người ta thường dùng đế hoa và phần gốc nạc của các lá bắc (mọc ốp vào hoa) để làm thức ăn và hàng chục món khác nhau tùy theo sở thích mỗi người.

Khi làm thuốc, người ta thường dùng lá Atiso, sau đó là hoa (mặc dù rễ, thân, lá, hoa đều có dược tính). Theo y học cổ truyền, lá Atiso có tác dụng:

  • Làm thông tiểu tiện, điều trị viêm thận cấp và mãn tính.
  • Làm thông mật, điều trị vàng da, viêm gan.
  • Điều trị sưng khớp xương.
  • Tẩy máu và nhuận tràng (mức độ nhẹ) ở trẻ em.
  • Giúp trẻ hóa tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.

Liều dùng:

  • Lá khô: 5g – 10g/ngày
  • Hoặc lá tươi 10g – 20g/ngày

Lưu ý khi dùng:

  • Không nên uống quá liều vì có thể gây hại cho cơ thể, nên rọc bỏ sống lá và nên dùng lá ở những cây chưa ra hoa).
  • Người huyết áp thấp, hay mệt mỏi, lạnh tay chân… không nên dùng vì sẽ làm tình trạng nặng hơn (2) (3) (4).

Bên cạnh lá thì hoa Atiso cũng được dân gian biết với nhiều công dụng như:

  • Mát gan, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
  • Làm giảm mỡ máu.
  • Điều trị viêm gan (viêm gan cấp tính có hiệu quả hơn so với viêm gan mãn tính).

Các hoạt tính của lá Atiso qua những công trình nghiên cứu

Qua nhiều công trình nghiên cứu, lá Atiso được biết đến với các hoạt tính như:

  • Chống oxy hóa (theo tạp chí Journal of Agricutural and Food Chemistry) (5).
  • Kháng khuẩn (theo tạp chí Journal of Agricutural and Food Chemistry) (6).
  • Bảo vệ gan (theo tạp chí Journal of Natural Products) (7).
  • Giảm mỡ máu (theo tạp chí Phytomedicine) (8).

Có thể thấy, các hoạt tính này đã bổ sung chứng cứ xác thực cho việc dùng Atiso làm thuốc (trong y học cổ truyền) hàng trăm năm nay.

Hoa Atiso
Hoa Atiso khô

Lưu ý khi dùng hoa atiso

  • Trong chế biến: Khi hấp hoa Atiso để ăn hoặc nấu làm nước uống, các bạn có thể dùng nồi inox hoặc nồi thủy tinh, không nên dùng nồi nhôm và nồi gang vì món ăn sẽ mất ngon và nước nấu có thể hơi bị đắng (theo kinh nghiệm của các bà nội trợ). Nếu dùng hoa Atiso hấp (để chấm muối ớt…) thì có thể chẻ làm hai còn nếu nấu nước uống thì có thể chẻ làm tư (lưu ý gọt lớp vỏ của phần đế hoa và nếu hấp ăn thì móc bỏ phần nhị hoa bên trong). Ngoài ra, để hoa Atiso không bị ngả màu sau khi cắt, các bạn có thể thấy chanh chà lên bề mặt cắt, sau đó ngâm trong nước muối.
  • Sử dụng: Không nên dùng Atiso vào lúc đói và không nên lạm dụng như nước uống hàng ngày (vì đây cũng là một vị thuốc). Dùng quá liều Atiso sẽ gây hại cho cơ thể mà thường gặp nhất là các biểu hiện về đường tiêu hóa (như đầy bụng…).
  • Chỉ nên sử dụng hoa actiso với liều lượng như hướng dẫn, dùng cây khô khoảng 5g ~ 10g/ngày.

Tham khảo: Cây atiso (ac ti sô) vị thuốc mát gan, giải độc gan, lợi mật

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0
Hỏi đáp
Nhắn tin
Gọi điện